TUẦN THAI THỨ 40: BÉ ĐÃ HOÀN TOÀN SẴN SÀNG ĐỂ CHÀO ĐÓN THẾ GIỚI

Đến thời điểm này bé không thể ở lại trong bụng mẹ thêm được nữa. Nếu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ đề nghị kích sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Đã đến lúc bé chào đời

Tuần thai thứ 40, bé có thể nặng 3,6kg hoặc hơn và dài từ 50 – 51 cm. Để không gây biến chứng cho hai mẹ con, bác sĩ sẽ không để bé nằm trong bụng mẹ quá 2 tuần so với ngày dự sinh. Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn kích sinh cho mẹ hoặc can thiệp bằng các biện pháp như mổ bắt thai. Bởi thời gian chờ sinh càng lâu sẽ khiến khả năng nhiễm trùng tử cung tăng cao gây nguy hiểm hoặc khiến bé chết non.

 

 

Các bé sinh muộn thường có móng tay dài nên dễ tự làm xước mặt mình. Vì thế, mẹ phải cắt móng và đeo bao tay cho bé thường xuyên. Bé cũng thường háu ăn hơn do trong những tuần cuối nhau thai không cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Nên mẹ nên cho bé bú sớm và thường xuyên ngay khi sinh để kích sữa về. Ngoài ra, những giọt sữa non đầu đời rất tốt cho bé, giúp tăng cường hệ miễn dịch nên mẹ đừng bỏ qua 72h vàng đầu tiên của bé nhé!

 

Những lưu ý cho mẹ trong tuần cuối cùng của thai kỳ

Chỉ 15% mẹ bầu bước đến tuần thai này thôi và xin chúc mừng mẹ, cuối cùng mẹ cũng đã cán đích an toàn. Trước ngày sinh bé, mẹ sẽ bị khó chịu ở âm hộ vì bị sưng, khoang chậu nặng nề và tắc nghẽn. Vì bé xuống thấp nên mẹ có thể cảm nhận được rõ ràng một khối trọng lượng trì xuống dưới. Mẹ cũng đi tiêu thường xuyên do bé đè lên ruột dưới và trực tràng. Âm đạo sẽ tiết ra chất nhầy lẫn chút màu do trong tử cung máu căng đầy và bị rò rỉ một chút ra bên ngoài. Việc đi lại của mẹ cũng khó khăn hơn do chân bị sung vù.

Khi thai đến tuần 40 mà chưa có dấu hiệu sinh nở, mẹ sẽ được kiểm tra xem ngày dự sinh có chính xác hay không. Mẹ cũng sẽ được kiểm tra âm đạo để biết liệu tử cung đã sẵn sàng cho việc chuyển dạ chưa. Mẹ hãy lưu ý những chuyển động của bé một cách kỹ càng, nếu bé chuyển động chậm lại, hay có dịch chảy từ âm đạo mẹ nên báo với bác sĩ.

Nhiều mẹ lo lắng rằng mình sẽ bị vỡ ối và tưởng tượng nó sẽ tuôn trào một cách ồ ạt. Nhưng thực tế chỉ có 15% trường hợp bị vỡ ối trước khi tử cung co thắt mà thôi. Nếu mẹ bị ra nước ối nhưng chưa chuyển dạ thì việc chờ đợi sẽ căng thẳng hơn. Để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ cho giục sinh 24 giờ sau lần đầu tiên mẹ bị ra nước ối.

Khi nhập viện, mẹ sẽ cần theo dõi một cách cẩn thận các chỉ số sinh lý, kết quả đo tim thai, độ co thắt tử cung. Tùy vào tình hình của mẹ và bé, bác sĩ sẽ có các cách dục sinh khác nhau bằng hormone hoặc phương pháp cơ học. Nếu những biện pháp này không hiệu quả mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ.

Dù sinh thường hay sinh mổ, dù đau đớn vật vã hay vừa trải qua một cuộc phẫu thuật thì đến lúc này, em bé của bạn đã chào đời. Và xin chúc mừng mẹ đã vượt qua 9 tháng thai kỳ với nhiều vất vả nhưng cũng tràn đầy hạnh phúc. Chào mừng mẹ đến với thế giới của những bà mẹ sau sinh

BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng