TUẦN THAI THỨ 16: BÉ BẮT ĐẦU ĐÁ, THÚC, NHÀO LỘN TRONG BỤNG MẸ

Từ tuần thai này, bé sẽ tăng trưởng khá nhanh cả về cân nặng và chiều dài. Đặc biệt là những mẹ đã từng mang thai, thì đây là lúc mẹ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con.

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 16:

Sang tuần thứ 16, bé đã nặng khoảng 100gr và dài 12cm. Việc mút ngón tay đã trở nên thành thục hơn với bé. Ngoài ra, những cử động khác như cuộn trò, lật, uốn lưng, co duỗi chân tay đã mạnh mẽ hơn rất nhiều. Lý do là xương của bé chuyển từ sụn dẻo thành xương cứng, các khớp xương có thể vận động dù không linh hoạt.

 

 

Lúc này, hoạt động hít thở của bé thể hiện qua những tiếng nấc cụt. Tuy nhiên, khí quản vẫn toàn là chất lỏng nên những tiếng này rất nhỏ.

Hệ tiết niệu và tuần hoàn của bé cũng bắt đầu thực hiện chức năng của mình. Mắt bé có thể đảo sang hai bên. Lớp da của bé cũng dần dày hơn, móng chân và móng tay phát triển tốt.

Bé càng lớn, tử cung của mẹ sẽ dần trở nên chật chội do chứa cả nước ối, màng nhầy và dây rốn nữa. Nhưng mẹ không cần phải lo lắng về điều này vì tử cung sẽ co giãn và lớn hơn rất nhiều so với hình dạng gốc để phù hợp với kích thước của bé.

 

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai thứ 16:

Tuần thai thứ 16, cơ thể mẹ phải sản xuất máu nhiều hơn 50% để cung cấp cho bé khiến máu được lưu thông nhiều hơn giúp khuôn mặt mẹ trở nên tươi sáng hơn.

Cùng với đó, tim cũng phải làm việc tích cực hơn 50% bình thường nên mẹ sẽ thấy tim đập thình thịch sau khi đi bộ, leo cầu thang hoặc tập thể dục. Những lúc như vậy mẹ nên giảm tốc độ, vận động chân nhẹ nhàng để cơ thể dần ổn định.

Tử cung của mẹ lúc này cũng đã to như một quả dưa lưới, đỉnh tử cung dần chạm tới rốn. Mẹ sẽ thấy bụng nặng và chèn lên khung chậu.

Các vết rạn da cũng bắt đầu xuất hiện ở bụng, ngực và háng nhất là với những mẹ tăng cân nhiều. Trong khi đó, mắt của mẹ trở nên khô hơn, vậy nên nếu mẹ dùng kính áp tròng thì nên chuyển sang dùng kính thường cho đến khi hết thai kỳ. Mũi của mẹ cũng thường bị nghẹt khiến mẹ khó chịu hơn.

Thời kỳ này, bé phát triển nhanh nên cần rất nhiều dinh dưỡng khiến mẹ nhanh đói bụng hơn. Vì thế, mẹ nên chuẩn bị thật nhiều đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng, lên thực đơn để đảm bảo cung cấp đủ chất cho bé và bản thân.

Với nhiều mẹ, đặc biệt là những mẹ đã từng mang thai, thì đây là lúc mẹ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con yêu trong bụng, lúc đầu có thể nhẹ nhàng như một chiếc lông vũ hoặc như quả bóng nhỏ nẩy lên. Cảm giác đó rất tuyệt nên mẹ hãy cố gắng để tâm chú ý và tận hưởng niềm vui này nhé!

Tuần thai này, khi đi khám, bác sĩ đã có thể biết được giới tính của bé một cách rõ ràng. Nếu lần khám ở tuần thứ 12, kết quả đo độ mờ da gáy của bé cao thì tuần này, có thể bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm tiếp xét nghiệm triple test hoặc chọc ối để xác định chính xác khả năng dị tật của thai nhi. Vì thế, trước khi đi khám, mẹ cần tìm hiểu kỹ những vấn đề này để có thể hỏi bác sĩ một cách kỹ càng hơn.

Một vấn đề quan trọng khác là mẹ đừng quên bổ sung canxi nhé! Từ tuần thai này, bé có nhu cầu canxi rất cao để phát triển xương và răng nên mẹ cần phải cung cấp đầy đủ, tránh tình trạng bé phải huy động canxi từ cơ thể mẹ, gây nên hiện tượng thiếu hụt canxi, rất không tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé!

 

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 16:

  • Chế độ dinh dưỡng cho mẹ giúp mẹ tăng cân:
  • Uống sữa mỗi ngày, bổ sung trái cây giàu vitamin C. Mẹ cũng sẽ được cung cấp một lượng lớn calo và canxi từ kem.
  • Mẹ nên ăn các thực phẩm dinh dưõng đặc, giàu chất béo như bơ và các loại hạt.
  • Có thể thử ăn trái cây sấy, vì chúng nhiều calo có lợi cho sức khoẻ và nhìn không nhiều như trái cây tươi và mẹ sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn.
  • Ngoài các bữa ăn chính, mẹ nên bổ sung nhiều bữa ăn phụ.
  • Những vấn đề mẹ Bầu gặp phải khi tăng cân:
  • Nhắc nhở bản thân rằng bạn đang phải tăng cân để đảm bảo cho cả mẹ và bé được khoẻ mạnh. Trong thời kì mang thai, việc mẹ cảm thấy ít nhất vài cơn đau nhức đều có liên quan đến sự thay đổi hình dáng cơ thể và sự tăng cân của vùng bụng. Đau lưng là triệu chứng chung thường gặp. Mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy chân tay vụng về và dễ bị té ngã. Da của bạn căng ra, nhất là ở vùng bụng và vùng ngực..Vì thế để hạn chế rạn nứt da mẹ Bầu có thể dùng dầu dừa hoặc sản phẩm chống rạn giúp gia tăng độ đàn hồi của da.

+ Để khắc phục tình trạng ngủ ngáy, mẹ nên nằm nghiêng và đặt một chiếc gối dưới chân.

+ Giai đoạn này mẹ có thể chăm sóc bản thân bằng phương pháp tự nhiên để được thư giãn và làm đẹp 1 cách an toàn nhất.

BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng