Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy bé đang đói
Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không là nỗi lo chung của phần lớn các bậc cha mẹ. Vì làm cha mẹ ai nào cũng sợ bé thiếu ngủ, giật mình và quấy khóc giữa đêm.
Và để biết trẻ sơ sinh đói có ngủ được không, cha mẹ sẽ cần biết cách nhận ra dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đói; và liệu có nên đánh thức giấc ngủ để cho bé bú không?
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đói và no?
Ngay cả khi bé chưa thể nói chuyện, nhưng mỗi khi bé cảm thấy đói hoặc no; bé sẽ sử dụng ngôn ngữ cơ thể để cha mẹ biết là con đang như thế nào. Sau đây là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đói.
1.1 Dấu hiệu trẻ sơ sinh đói
Khi trẻ bắt đầu cảm thấy đói chúng sẽ có biểu hiện như sau:
- Liếm môi.
- Mút lưỡi, tay, chân hoặc quần áo.
- Tém miệng.
- Miệng trẻ mở ra và đóng lại liên tục.
- Quay đầu tìm kiếm.
- Nếu bé quá đói, bé sẽ quấy khóc và cựa quậy nhiều hơn.
Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có mỗi biểu hiện hơi khác nhau; cho nên điều cha mẹ cần quan tâm chính là lượng sữa mà bé uống hàng ngày. Dựa vào đó, cha mẹ có thể biết là bé đã thực sự đói hoặc cần bú hay chưa.
1.2 Dấu hiệu trẻ sơ sinh đã no
Khi trẻ sơ sinh bú no, trẻ có thể có các biểu hiện sau:
- Ngậm miệng lại.
- Quay đầu tránh xa ti mẹ hoặc núm vú bình sữa.
- Tay bắt đầu thả lỏng hơn.
- Một số bé có thể ngủ ngay sau khi đã no.
- Đẩy đồ ăn đi ra xa.
- Có thể bé sẽ dùng các tín hiệu từ tay hoặc miệng để báo cho mẹ biết rằng bé đã no.
Cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu trẻ sơ sinh no thì không cần tiếp tục cho bé bú.
2. Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không?
Trẻ sơ sinh đói thì trẻ có ngủ được không? Để trả lời cho câu hỏi đó, một nghiên cứu của Tổ chức nghiên cứu giấc ngủ National Sleep Foundation, các chuyên gia đã nhận thấy rằng: Những đứa trẻ khỏe mạnh từ 2 – 3 tháng tuổi có thể ngủ trong 6 giờ mà không cần bú. Và tỷ lệ đó còn tăng dần theo độ tuổi của bé; cụ thể là tăng lên 62% và 72%, khi trẻ được 6 tháng và 12 tháng tuổi.
Vậy nếu trẻ sơ sinh thực sự đói thì có ngủ được không? Khi cơ thể đói sẽ tiết ra một chất gọi là Ghrelin, hormone này khiến cơ thể tỉnh táo để chờ cho đến khi được ăn. Và đối với trẻ sơ sinh, lúc này bé sẽ có thể quấy khóc; nhưng sau 5 – 10 phút khóc; bé sẽ cảm thấy mệt dẫn đến lờ đờ và thiếp ngủ lúc nào không hay.
Trẻ sơ sinh đói có ngủ được hay không, thì câu trả lời là bé sẽ có thể ngủ được ngay cả khi con đói.
3. Trẻ sơ sinh ngủ có nên đánh thức để cho bú?
Nếu cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh nếu đói thì có ngủ được không? Đồng thời cũng muốn biết rằng là nếu trẻ sơ sinh đói thì có nên hoặc không nên đánh thức con để cho bú hay không? Câu trả lời ngay sau đây.
3.1 Khi nào nên đánh thức bé để cho bú?
Trong một năm đầu đời, nếu bé bú chưa đủ so với nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ sơ sinh; cha mẹ nên đánh thức con để cho bú. Thông thường, lượng sữa cho trẻ mỗi ngày sẽ dao động trong khoảng sau:
- Trẻ 0-3 tháng: bú mẹ mỗi 5-6 tiếng, một lần bú 60-180ml sữa
- Trẻ 4-5 tháng: bú mẹ mỗi 5-6 tiếng, mỗi lần bú 180-210ml sữa
Trường hợp đối với trẻ nhẹ cân hoặc non tháng, nếu con đã ngủ liên tục hơn 4 giờ thì cha mẹ nên đánh thức để cho con bú để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Hoặc mẹ có thể cho bé bú trước khi đi ngủ.
3.2 Khi nào trẻ sơ sinh đói, đi ngủ và KHÔNG có cần được đánh thức?
Mặc khác, nếu con của cha mẹ khỏe mạnh và đạt tiêu chuẩn chiều dài và cân nặng của trẻ sơ sinh thì cha mẹ có thể không cần đánh thức con để cho bú. Trừ khi có yêu cầu của bác sĩ, vì một lý do dinh dưỡng hoặc y tế nào đó khác.
4. Trẻ sơ sinh đói, không được bú và đi ngủ có ảnh hưởng gì không?
Như đã đề cập ở trên, trẻ sơ sinh đói có ngủ được không; bé hoàn toàn có thể đi ngủ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đã biết khi nào nên và không nên đánh thức con để cho bú.
Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào nói rõ rằng trẻ sơ sinh ngủ khi đói có được hoặc có bị ảnh hưởng gì không. Nhưng, để bổ sung cho thông tin đó, một nghiên cứu của tổ chức về giấc ngủ Sleep Advisor các chuyên gia nhận thấy; nếu chúng ta đi ngủ khi đói, cơ thể chúng ta có thể sẽ gặp những ảnh hưởng sau đây:
- Bị thừa cân.
- Giảm khối lượng cơ bắp (cơ nạc).
- Trở nên thụ động.
- Dễ cáu gắt, không thoải mái.
- Giảm lượng đường huyết trong mu (hạ huyết áp).
- Mất ngủ.
Trước khi kết thúc nội dung, có một điều mà cha mẹ cũng cần lưu ý, đó là ngay cả một em bé đã ngủ đủ và ăn no vẫn có thể thức giấc vào ban đêm. Việc thức giấc này có liên quan đến hội chứng lo lắng bị xa cách ở trẻ (Separation anxiety – SA), hoặc trẻ đang trong giai đoạn bám mẹ.
Và nếu lúc này vì thương con, cha mẹ chạy đến ôm, cho ăn hoặc nói chuyện với con. Về sau con sẽ dễ thức giấc hơn vì thói quen gặp được cha mẹ vào ban đêm nữa đấy.
BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ
- Địa chỉ: 102/37/13 Bình Long, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP HCM
- Hotline: 089.8877.688
- Email: babymomworldvn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/tasuamevabevn
Xem thêm