TUẦN THAI THỨ 30: BÉ ĐÃ LỚN BẰNG MỘT TRÁI BÍ TO RỒI MẸ Ạ
Giai đoạn này bé đang chuẩn bị tăng tốc để phát triển. Giờ đây bé đã nặng khoảng 1,5kg và dài hơn 40,6cm. Lớp mỡ tích tụ dưới da nhiều hơn giúp chân, tay bé trở nên đầy đặn, Bé đã lớn bằng một trái bí to rồi mẹ ạ
Sự phát triển của bé trong tuần thứ 30:
Tuần thai này, bé vẫn ngủ rất nhiều nhưng khi thức thì rất hiếu động. Vì đã trở nên linh hoạt, khỏe mạnh hơn nên bé sẽ ngọ nguậy, đạp và nhào lộn rất nhiều. Đầu bé đã có thể quay từ bên này sang bên kia. Bé cũng rất hay liếm, nuốt, nhăn mặt, nhíu mày, nấc cụt khiến mẹ cảm thấy khó ngủ hơn. Lúc này, tròng mắt bé đã có một chút màu sắc. bé liên tục nhắm, mở mắt và nhìn ngắm xung quanh.
Những chuyển động xoay trở của bé tác động vào gờ tử cung khiến mẹ có thể cảm nhận rõ ràng. Thời gian hoạt động, nghỉ ngơi của bé thực hiện theo nhịp độ tương tự nhau qua từng ngày. Da bé bớt trong suốt hơn, lớp mỡ dưới da hình thành, tạo các nếp nhăn giúp da của bé gần giống như lúc ra đời. Hệ xương cũng chắc chắn và chứa nhiều canxi hơn.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai thứ 30:
Bụng của mẹ mỗi lúc một lớn và lúc này, có thể rốn bắt đầu lồi. Còn ngực thì vẫn tiếp tục tiết sữa non. Nếu sữa tiết nhiều và cảm thấy bất tiện, mẹ nên mặc những chiếc áo ngực dành cho bà bầu và mua thêm các miếng lót thấm sữa.
Nhiều lúc mẹ cũng sẽ bị xì hơi khi ngồi xuống do cơ thể tự xả hơi để giảm bớt khối lượng đè lên chân. Hạn chế đứng quá lâu hoặc đi lại quá nhiều. Nếu vẫn còn đi làm, thì chiếc ghế để kê chân cũng cần được điều chỉnh để tạo cảm giác thoải mái nhất.
Lúc này, cân nặng của mẹ sẽ tăng vù vù, thường là gấp đôi việc tăng cân của bé. Nghĩa là nếu bé tăng 250g một tuần thì bạn sẽ tăng khoảng nửa kí đấy. Hãy kiểm tra cân nặng thường xuyên. Nếu tăng cân quá đột ngột kèm theo đau đầu thì nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
Các cơn gò Braxton Hicks xuất hiện nhiều hơn. Thông thường, những cơn co thắt này sẽ không gây đau và không đều đặn. Nhưng nếu mẹ bị hơn 4 lần/ 1 giờ kèm theo tiết nhiều dịch âm đạo, dịch trở nên loãng hay có màu, đau bụng, vùng xương chậu bị trì xuống… thì nên đi khám bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu sinh non. Từ tuần thai này, mẹ nên đi khám mỗi 2 tuần một lần để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Về chế độ dinh dưỡng, lúc này bé cần rất nhiều canxi nên mẹ hãy đảm bảo chế độ ăn có thực phẩm giàu canxi nhiều hơn người bình thường 3-4 lần. Tránh ăn uống không điều độ hay ăn quá nhiều, kết thân với thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như bánh mì, rau sống trộn, trái cây, pho mát… và uống nhiều nước.
Để tránh bị đau lưng mẹ không nên hoạt động quá đột ngột nhất là lúc ra khỏi giường. Mẹ nên nằm nghiêng trước, sau đó cùng hai tay chống người ngồi lên. Rồi từ từ xê mông gần thành giường, ngồi 1 đến 2 phút trước khi đứng dậy để cơ thể thích ứng với việc thay đổi huyết áp.
Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 30:
- Kiểm soát cân nặng khi mang thai luôn là bài toán khó với các mẹ bầu. Rất nhiều người, với quan niệm ăn cho hai người, đã để cân nặng của mình tăng không kiểm soát, kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm như có khả năng bị tiền sản giật, tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, sinh non và thậm chí là lưu thai.
- Để kiểm soát cân nặng khi mang thai, nhất là giai đoạn cuối, mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh, bổ sung tinh bột dạng phức tạp như gạo lức, ngũ cốc… Mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn và chỉ ăn khi đói để bé có cơ hội vận động từ trong bụng mẹ (khi đói bé sẽ thức giấc và “báo hiệu” cho mẹ). Ngoài ra, mẹ nên chăm chỉ vận động như đi bộ, bơi, yoga…, vừa tốt cho sức khỏe thể chất, vừa giúp ích cho tinh thần.
BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ
- Địa chỉ: 102/37/13 Bình Long, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP HCM
- Hotline: 089.8877.688
- Email: babymomworldvn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/tasuamevabevn
Xem thêm