Tập cho bé tự ngủ bằng cách để bé khóc có nên không?

Mẹ có từng nghe thấy hay muốn thử tập cho bé tự ngủ theo phương pháp"để bé khóc" lần nào chưa?

“Cry-it-out” hay còn gọi là “Để bé khóc” là phương pháp tập cho bé tự ngủ. Phương pháp này được Bác sĩ nhi Richard Ferber giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1985; trong cuốn sách “Giải quyết các vấn đề giấc ngủ của trẻ em”. Vậy, có nên để trẻ khóc tự ngủ?

1. Tập cho bé tự ngủ: Nên hay không?

Mục tiêu của tất cả các phương pháp tập cho bé tự ngủ không phải là để trẻ không thức giấc vào ban đêm; cũng không phải là để trẻ có thể ngủ cả đêm mà không cần bú; mục đích đơn giản là dạy em bé tự ngủ, ngoài vòng tay của mẹ.

Có nên để trẻ sơ sinh khóc tự nín và tự ngủ? Dưới đây là những lợi ích khi tập cho bé tự ngủ theo các nghiên cứu:

  • Bé sẽ ngủ lâu hơn và ngon hơn.
  • Trẻ sơ sinh có thể tự ngủ trở lại khi bé cựa quậy.
  • Tập cho bé tự ngủ giúp mẹ được ngủ nhiều hơn; và có năng lượng chăm sóc con mình.
  • Nếu mẹ không đặt trẻ vào phòng của mình; trẻ sẽ không thể nghe thấy mùi của mẹ.
  • Mẹ có thể đỡ mệt khi cho trẻ khi bú giữa đêm.
  • Giấc ngủ trưa ban ngày sẽ thuận lợi hơn cho mẹ và những người chăm sóc khác.

 

 

2. Tập cho bé tự ngủ khi nào là tốt nhất?

Giai đoạn 3 – 4 tháng đầu đời chính là thời điểm thuận lợi để tập cho bé tự ngủ. Khi trẻ có thể tự ngủ mà không cần sự giúp đỡ; đây cũng sẽ làm giảm sự khó khăn khi dỗ trẻ ngủ lại hoặc đánh thức trẻ dậy.

Hầu hết trẻ từ lúc mới sinh đến khi lên hai tuổi đều ngủ nhiều hơn thức. Trẻ ngủ từ 16 đến 18 giờ mỗi ngày nhưng thường ngắt quãng bởi những lần thức dậy để bú; nguyên nhân chủ yếu là do dạ dày của trẻ còn nhỏ nên không chứa được nhiều thức ăn; sau mỗi 2-3 giờ trẻ cần được bú no và chìm lại vào giấc ngủ.

Đối với trẻ đủ tháng, khỏe mạnh nhưng ngủ nhiều hơn 3 giờ một giấc cũng không phải là điều cần lo lắng. Mẹ không nhất thiết phải đánh thức trẻ dậy. Ngược lại, nếu trẻ thức giấc thường xuyên thì cũng chỉ là giai đoạn tạm thời; vì từ 3 tháng tuổi dạ dày trẻ đã lớn hơn và chứa được nhiều thức ăn hơn; đồng nghĩa với việc giấc ngủ của trẻ cũng sẽ dài hơn.

 

3. Có nên để trẻ khóc tự ngủ?

Nhiều mẹ băn khoăn về việc có nên để trẻ khóc tự ngủ; phương pháp “để bé khóc tự ngủ”; và cách tập cho bé tự ngủ sau đây.

 

 

3.1 Phương pháp tập cho bé tự ngủ bằng cách để bé khóc là gì?

Khi được hỏi “có nên để trẻ khóc tự ngủ”; tác giả Richard Ferber chia sẻ:

 

“Nếu được tạo cơ hội, tập cho bé tự ngủ là một kỹ năng bé có thể học được trong quá trình phát triển của mình. Khóc không phải là “điểm đến” cuối cùng khi mẹ áp dụng phương pháp này; mà chỉ là “điểm dừng chân” trên con đường tập luyện của bé.”

 

Bởi trong lúc tập cho con tự ngủ; việc bé khóc hay la hét là điều không thể tránh khỏi. Nếu thành công, những mẹ áp dụng phương pháp tập cho bé tự ngủ sẽ không phải “bật dậy” nửa đêm để dỗ con ngủ lại mỗi khi bé thức giấc nữa. Chính các bé sẽ tự hoàn tất “quy trình” này. Những bé theo phương pháp tập cho bé tự ngủ đều sẽ có khả năng tự dỗ mình ngủ lại.

Có hai phương pháp chính khi tập cho bé tự ngủ bằng cách để bé khóc:

  • “Để bé khóc” (Cry It Out).
  • Phương pháp Ferber (Ferber Method).

 

3.2 Tập cho bé tự ngủ bằng phương pháp Ferber hoạt động như thế nào?

Trước tiên, mẹ để bé khóc trong 5 phút; rồi mới đến để trấn an bé bằng cách dỗ dành và vỗ về. Tuy nhiên, không bế bé lên.

Sau đó, mẹ rời phòng, và để bé khóc thêm 10 phút nữa. Rồi quay lại vỗ về bé lần nữa. Lần này, mẹ tập cho bé tự ngủ bằng cách để bé khóc thêm 15 phút. Tiếp tục quy luật này thêm một lần nữa.

Nếu bé nôn trớ, mẹ có thể lau dọn cho bé; nhưng vẫn để bé trong cũi và tiếp tục với phương pháp Ferber. Mỗi lần mẹ rời bé, canh thời gian lâu hơn một chút trước khi quay lại.

**Đặc biệt lưu ý, tập cho bé tự ngủ hoàn toàn không thích hợp với những trẻ dưới 3 tháng tuổi đâu mẹ nhé!

 

3.3 Lưu ý khi tập cho bé tự ngủ bằng phương pháp Ferber

Với những bé có tính cách quyết liệt, cơn khóc này sẽ tiếp diễn cả đêm; nhưng thường thì bé sẽ kiệt sức và ngủ thiếp đi sau vài giờ.

Khi bé thức dậy sau đó giữa đêm khuya; chu trình này lại tiếp tục. Đa số các bé cuối cùng đều sẽ ngừng khóc gọi cha mẹ và ngủ thiếp đi. Và vì bé chưa biết nói, vào sáng hôm sau; bố mẹ sẽ không thể nghe bé kể về trải nghiệm đêm qua của mình.

Tuy nhiên, ngay cả khi cha mẹ rất kiên định, phương pháp này cũng không thể có tác dụng đối với tất cả các bé. Một số bé vẫn tiếp tục khóc ngằn ngặt trong 7 đêm liên tục. Trường hợp bé viêm tai giữa cũng không hiếm gặp; do sự xung huyết gây ra khi bé khóc. Trong những trường hợp này, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên tạm ngưng phương pháp Ferber trong giai đoạn điều trị kháng sinh; sau đó sẽ bắt đầu lại từ đầu.

Ngoài ra, bởi lẽ bất cứ thay đổi nào trong nếp sống hàng ngày đều buộc bố mẹ phải đáp lại tiếng khóc của bé. Sau đó phải lặp lại phương pháp Ferber vào một đêm khác; quá trình này sẽ là một sự chịu đựng lặp đi lặp lại cho cả bé lẫn bố mẹ.

 

 

4. Cách để tập cho bé tự ngủ trong 7 ngày

Một vài cách bố mẹ có thể tham khảo để tập cho bé tự ngủ tốt hơn.

4.1 Làm rõ ràng giữa nhịp ngày và đêm

Để tập cho bé tự ngủ tốt trong 7 ngày; mẹ nên dạy cho bé biết thời gian ban đêm khác với ban ngày. Vào ban ngày, hãy mở rèm, chơi trò chơi; và đừng quá lo lắng về những tiếng ồn thường ngày khi chúng ngủ.

Vào ban đêm, mẹ có thể thấy hữu ích khi:

  • Giảm ánh sáng từ đèn.
  • Không nói nhiều và kiềm giọng nói yên lặng.
  • Đặt em bé xuống ngay sau khi chúng được cho ăn và thay đồ.
  • Không chơi với em bé.

Bé sẽ dần biết rằng ban đêm là để ngủ.

 

4.2 Đặt trẻ xuống giường khi buồn ngủ nhưng vẫn thức

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ khóc khi bị bỏ lại một mình để ngủ. Điều này là do trẻ cần một nơi an toàn để ngủ; và bé chỉ nhận tín hiệu an toàn duy nhất từ tay của người mẹ.

Vì vậy, hãy tiếp tục và dỗ dành con chìm vào giấc ngủ. Nhưng khi bé đang ngủ, mẹ hãy đặt bé xuống cũi hoặc nôi. Rồi sau đó, mẹ tác động lên bé nhẹ nhàng đủ để đánh thức bé một chút.

Bằng cách này, mẹ đang dạy cho bé một điều vô giá – đó là khi bé thấy mình nửa tỉnh nửa mê trong nôi; bé có thể yên tâm ngủ tiếp. Tất nhiên, bé sẽ không làm điều này trong 50 lần đầu tiên. Nhưng sau một thời gian, bé sẽ biết rằng bé an toàn. Trên thực tế, ngày càng thường xuyên, bé sẽ dễ dàng nhắm mắt lại và chìm vào giấc ngủ.

 

4.3 Bắt đầu chu trình ăn, chơi, ngủ

Nếu bé cần mẹ cho bé bú để đi vào giấc ngủ; bé sẽ luôn gọi mẹ để giúp bé ngủ trở lại trong đêm. Vì vậy, bước tiếp theo của mẹ là dần dần phá vỡ mối liên hệ giữa việc bú và đi vào giấc ngủ.

Thông thường, trẻ sơ sinh thấy dễ ngủ nhất khi mẹ bắt đầu đung đưa chúng. Nhưng bé sẽ thấy thói quen này dễ buông bỏ hơn là bú. Bằng cách đó, bé bắt đầu học cách ngủ mà không cần bú. Tất nhiên, mẹ vẫn đang sử dụng đung đưa để đưa bé vào giấc ngủ; nhưng mẹ sẽ dần phá vỡ liên kết giấc ngủ đó trong giai đoạn tiếp theo.

Điều này không bao giờ có nghĩa là mẹ không cho trẻ bú khi đói. Mẹ không bắt đầu tập cho bé tự ngủ trong 7 ngày cho đến khi con được vài tháng tuổi. Trẻ sơ sinh rất cần ăn; vì vậy mẹ thường thấy trẻ đói và mệt đồng thời. Nếu mẹ đung đưa và trẻ vẫn tiếp tục khóc và phản đối; rất có thể trẻ đang đói và mệt. Trong trường hợp đó, hãy cho bé ăn ngay lập tức.

 

4.4 Dụng cụ ngủ, môi trường ngủ

Bằng cách tạo ra môi trường thân thiện với giấc ngủ; trẻ có thể bắt đầu thư giãn và nhận được tín hiệu rằng đã đến giờ đi ngủ. Mẹ có thể làm những điều như:

  • Làm mờ đèn trong nhà.
  • Chơi nhạc nhẹ hoặc tiếng ồn trắng.
  • Tắm.
  • Đọc một câu chuyện trước khi đi ngủ.

 

Một số trẻ sinh ra đã ngủ ngoan. Đối với những trẻ khác; đó là một quá trình có thể mất một chút thời gian. Nếu mẹ lo lắng về việc tập cho bé tự ngủ trong 7 ngày; đừng ngần ngại đặt lịch hẹn với bác sĩ nhi khoa.

 

 

 

 

BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng