Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?

Những cột mốc phát triển của trẻ, không đơn thuần chỉ là sự phát triển của con mà còn là niềm tự hào của cha mẹ. Và còn đặc biệt hơn đối những người lần đầu làm cha mẹ.

1. Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ?

Để biết trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ, trước hết, cha mẹ cần biết là các giai đoạn trẻ cần để có thể tự kiểm soát đầu và cổ của mình.

1.1 Giai đoạn trẻ 1 – 2 tháng: Trẻ tập nằm sấp

Đây là giai đoạn mà cổ của trẻ còn yếu và cơ thể thì mềm, và không thể tự ngóc đầu lên được. Vì vậy cha mẹ nên chú ý trong việc bồng trẻ. Thời điểm này, cha mẹ nên bồng trẻ ở tư thế nằm ngang; và hạn chế bế thẳng lưng; bế vác vai sẽ không tốt cho cơ thể của trẻ.

 

1.2 Giai đoạn trẻ 3 – 5 tháng: Trẻ đã cứng cổ và có thể ngóc đầu

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ và biết ngóc đầu? Câu trả lời là khi trẻ trong giai đoạn 3 – 5 tháng tuổi.

Lúc này, cơ cổ của con đã cứng cáp hơn, con có thể tập lật người trên giường; và ngóc đầu quay sang 2 bên khi nằm sấp. Khi bế trẻ, cha mẹ có thể bế con ở tư thế thẳng lưng; và nhớ là phải đỡ tay phía sau để đảm bảo con không bị lật về sau nhé.

 

1.3 Giai đoạn trẻ 6 tháng: Trẻ có thể kiểm soát đầu, cổ

Thời điểm này cổ của trẻ đã cứng cáp hoàn toàn; và có thể kiểm soát được đầu của mình. Đây cũng chính là thời điểm cha mẹ không cần bế con nhiều nữa. Thay vào đó, cha mẹ dành thời gian cho con tập ngồi hoặc bò tùy ý.

Như vậy, trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể tự kiểm soát đầu và cổ của mình. Tuy nhiên, cha mẹ cũng có thể hỗ trợ quá trình phát triển này của con đó.

 

ĐIỀU MẸ NÊN LÀM:

  • Dành thời gian bế trẻ ở tư thế thẳng lưng.
  • Cho trẻ ngồi và cố định lưng thẳng trên ghế có tựa lưng.
  • Mẹ nên đọc thêm về cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi.
  • Cho trẻ nằm sấp và ngửa trên tấm khăn lớn. Đồng thời đặt thêm đồ chơi xung quanh; để kích thích sự tò mò của con và con sẽ muốn ngóc đầu dậy để xem.

 

2. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh lâu cứng cổ?

Bé 5 tháng mấy 6 tháng chưa cứng cổ có sao không? Câu trả lời là trẻ có thể bị chậm phát triển về thể chất so với các bé khác ở cùng độ tuổi. Nhưng thông thường thì rất ít trường hợp trẻ 5 – 6 tháng chưa cứng cổ.

Nhưng nếu con của cha mẹ là trẻ sinh non trước 37 tuần thai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của con.

Khi nào cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ?

Theo khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, nếu con của cha mẹ có dấu hiệu CHẬM PHÁT TRIỂN về cơ thể như: cơ thể mềm, tay chân ít vận động khi đã 6 tháng; con không thể tự ngồi khi đã được 9 tháng,… Lúc này, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ Nhi khoa ngay.

 

3. Bài tập cho bé mau cứng cổ và nhanh biết ngóc đầu

 

Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì cứng cổ? Bài tập giúp con mau cứng cổ và nhanh biết ngóc đầu

 

Nếu cha mẹ muốn giúp đỡ con mau cứng cổ; và khuyến khích con ngóc đầu; những bài tập sau đây có thể hỗ trợ phần nào cho con phát triển các cơ; cũng như để con có thể nhanh biết lẫy; trườn; và bò tốt hơn.

  • Tập cho trẻ nằm sấp: Khi con được 2 tháng tuổi, cha mẹ hãy tập cho con nằm sấp trên ngực, bụng; hoặc trên giường.
  • Kích thích con với lấy đồ vật: Đặt con nằm xuống sàn, hoặc trên giường; và đặt thêm những món đồ chơi có nhiều màu sắc xung quanh.
  • Bế trẻ và đung đưa theo nhạc: Mẹ có thể vừa bế con ở tư thế thẳng lưng (có tay đỡ phía sau đầu) và đung đưa theo nhạc.
  • Chơi trò lái máy bay trên không: Đây là trò chơi quen thuộc của hầu hết trẻ con; và cũng là tuổi thơ của cha mẹ. Cha mẹ nằm trên sàn, hoặc giường; sau đó đặt con lên hai chân và nâng lên hạ xuống.

 

Tất cả những cách này có mục đích chung là tập cho con làm quen với việc ngóc đầu và giữ thăng bằng. Và bên cạnh những bài tập trên, cha mẹ có thể ghi chú lại các bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh rèn luyện kỹ năng vận động.

Tóm lại, việc theo dõi các cột mốc phát triển của trẻ từ 0 – 12 tháng là việc cha mẹ nên làm. Đồng thời, việc tìm hiểu, tò mò về những vấn đề như trẻ sơ sinh mấy tháng biết cứng cổ cũng cho thấy cha mẹ là phụ huynh biết quan tâm và yêu thương con của mình.

 

 

 

 

 

BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng