Tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào là an toàn? Những lưu ý quan trọng
Cha mẹ không nên lơ là việc tiêm phòng cúm cho trẻ vì những biến chứng của bệnh cúm có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Tiêm phòng cúm cho trẻ nhỏ là một trong những việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Trong số các bệnh cần phòng ngừa (bao gồm bệnh cúm), cha mẹ phải đưa con đi chích ngừa hằng năm.
1. Sơ lược về bệnh cúm
Cúm (Flu hay Influenza) Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (mũi, họng và phổi). Bệnh cúm là do virus dễ lây lan từ người này sang người khác. Cúm gây ra sốt cao, đau nhức cơ thể, ho và các triệu chứng khác. Đây là một trong những bệnh do virus phổ biến và nghiêm trọng mùa lạnh.
1.1 Nguyên nhân gây bệnh cúm
Có 3 loại virus gây ra cúm:
- Virus cúm A và B: Đây là 2 loại virus gây ra bệnh cúm có mức độ lây lan mạnh vào mùa lạnh; có thể tạo nên dịch bệnh. Trẻ em và người lớn mắc cúm A và cúm B dễ có các triệu chứng khởi phát đột ngột; ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Virus cúm C: Bệnh nhân cúm C có các triệu chứng khá nhẹ và ít lây lan. Cúm C sẽ ít nghiêm trọng hơn cúm A và B.
Bệnh cúm lây qua những đường nào?
- Virus cúm thường truyền từ trẻ này sang trẻ khác do bé bị tiếp xúc với hắt hơi hoặc ho từ trẻ bị bệnh.
- Virus cũng có thể sống trong một thời gian ngắn trên các bề mặt đồ vật. Các vật này bao gồm tay nắm cửa, đồ chơi, bút, bàn phím, điện thoại, máy tính bảng và mặt bàn.
- Bệnh cúm cũng có thể được truyền qua dụng cụ ăn uống chung. Trẻ nhỏ có thể bị nhiễm virus cúm khi chạm vào thứ gì đó mà người bệnh đã chạm vào. Sau đó bé sẽ chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của mình; khiến virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể bé.
1.2 Triệu chứng của bệnh cúm
Cảm cúm là một bệnh về đường hô hấp, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Trẻ bị cúm có các triệu chứng sau:
- Ho.
- Lừ đừ.
- Đau đầu.
- Viêm họng.
- Đau nhức cơ thể.
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
- Sốt, có thể cao tới 39°C đến 40,5°C.
- Nôn mửa và tiêu chảy nếu bệnh nặng.
1.3 Một số biến chứng khi trẻ bị bệnh cúm
Cảm cúm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng cho trẻ. Một đứa trẻ khi bệnh cúm nếu mắc các triệu chứng nghiêm trọng thì cần được điều trị tại bệnh viện. Cảm cúm nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi hay còn gọi là viêm phổi. Trong một số trường hợp, bệnh cúm có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ em bị cúm có thể ảnh hưởng đến hô hấp như bệnh hen suyễn và có nguy cơ mắc các biến chứng về phổi cao hơn. Trẻ bị cúm cũng dễ bị nhiễm trùng tai hơn.
Để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh cúm cũng như không phải trải qua các triệu chứng, biến chứng như trên; cha mẹ nên tiêm phòng cúm cho trẻ.
2. Có nên tiêm phòng cúm cho trẻ?
Có nên tiêm vắc-xin phòng cúm cho trẻ hay không? Có nên tiêm phòng cúm hằng năm cho trẻ? Câu trả lời là NÊN. Cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng cúm vì các lý do sau:
- Trẻ bị cúm nhưng nếu đã được tiêm phòng thì triệu chứng sẽ ít nghiêm trọng.
- Tiêm phòng cúm cho trẻ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và nhập viện ở trẻ em.
- Trẻ không cần phải nghỉ học do mắc bệnh; và cha mẹ không phải nghỉ làm để chăm sóc trẻ.
- Giảm nguy cơ cao phát triển biến chứng nghiêm trọng do bệnh cúm nếu cho bé tiêm phòng cúm.
- Theo thời gian, các kháng thể do vắc-xin cúm tạo ra sẽ suy yếu dần. Vì vậy nên tiêm vắc-xin hằng năm cho bé.
- Giúp ngăn ngừa lây lan bệnh cúm cho gia đình và bạn bè; kể cả trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm phòng ngừa cúm.
- Các loại virus cúm luôn biến đổi qua từng năm. Nên kháng thể được tạo ra từ vắc-xin thường chỉ có tác dụng trong một năm. Không tác dụng với loại virus cúm trong năm sau.
Những trẻ có nguy cơ cao bị cúm
Những trẻ dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh cúm. Vì vậy cha mẹ nên tiến hành tiêm phòng cúm cho trẻ:
- Trẻ dùng aspirin thường xuyên.
- Xung quanh trẻ có người đang bị bệnh cúm.
- Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Trẻ chưa từng tiêm vắc-xin cúm hoặc tiêm không đủ liều.
- Những trẻ không rửa tay sạch khi đã chạm vào vật nhiễm virus.
3. Lưu ý khi tiêm phòng cúm cho trẻ
3.1 Các loại vắc-xin cúm tại Việt Nam
Hiện nay, có 4 loại vắc xin cúm đang được sử dụng tại Việt Nam gồm: Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) và Ivacflu-S (Việt Nam) đều được sản xuất theo cơ chế bất hoạt.
Trong đó, Ivacflu-S thường sử dụng cho người lớn trên 18 tuổi. 3 loại vắc-xin phòng cúm còn lại sẽ được tiêm cho cả trẻ em và người lớn.
3.2 Nên tiêm phòng cúm cho trẻ vào tháng mấy?
Nên tiêm phòng cúm cho trẻ vào tháng mấy? Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thế giới CDC, cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng cúm vào tháng 10 hằng năm. Đây là thời điểm cúm bắt đầu lây lan. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể cho bé tiêm phòng cúm muộn hơn (đến tháng 1 năm sau).
CDC khuyến cáo tất cả mọi trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên cần được chích vắc-xin vào mỗi mùa cúm. Cha mẹ cần cho trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi cần chích 2 mũi vắc-xin phòng ngừa cúm trong mỗi mùa bệnh. Tất cả những trẻ khác chỉ cần chích 1 mũi cho mỗi mùa cúm.
Liều tiêm và lịch tiêm phòng vắc-xin cúm cho trẻ em và người lớn cụ thể như sau:
- Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn: tiêm liều 0,5 ml.
- Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi: nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vắc xin cúm thì tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
- Trẻ từ trên 9 tuổi và người lớn thì tiêm 1 mũi. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
3.3 Đối tượng nào không nên tiêm phòng cúm?
Tuyệt đối không nên tiêm phòng cúm cho các đối tượng dưới đây:
- Trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi.
- Trẻ đang có triệu chứng sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính.
- Trẻ từng có phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của vắc-xin.
3.4 Các phản ứng có phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Một số tác dụng phụ khi tiêm phòng cúm cho trẻ em cũng khá nhẹ và chỉ kéo dài vài ngày là khỏi:
- Sốt nhẹ.
- Đau đầu.
- Biếng ăn.
- Đau ở bắp tay nơi tiêm phòng.
3.5 Tiêm phòng vắc-xin cúm khi mang thai có giúp ích cho thai nhi?
CDC khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm theo mùa hàng năm vào cuối tháng 10. Việc tiêm phòng sẽ giúp mẹ và bé phòng ngừa bệnh cúm. Tiêm phòng vắc-xin cúm khi mang thai sẽ giúp ích cho thai nhi ngừa bệnh cúm vì mẹ sẽ truyền kháng thể cho trẻ đang phát triển trong thai kỳ.
4. Giải đáp những thắc mắc về việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ
4.1 Vắc xin tiêm phòng cúm cho trẻ có thay đổi theo từng năm hay không?
Vắc-xin sẽ được làm mới mỗi năm. Cứ 6 tháng trước khi mùa cúm lại thay đổi loại vắc-xin một lần. Các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu những virus nào đang lưu hành khắp thế giới vào thời điểm đó và cố gắng dự đoán những dòng nào sẽ lan rộng nhất trong mùa cúm sắp tới tại mỗi nước nhất định.
Mỗi loại vắc-xin có thể bảo vệ cơ thể bé chống lại ít nhất 3 chủng virus cúm khác nhau. Một số vắc-xin khác còn có thể bảo vệ cơ thể trẻ khỏi 4 chủng virus. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được loại tiêm phòng cúm nào là phù hợp nhất cho trẻ.
4.2 Trẻ em cần 1 liều hay 2 liều tiêm chủng?
Hầu hết các bé chỉ cần 1 liều vắc xin cúm. Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi đang hoặc đã từng được chủng ngừa một liều trước đó cần tiêm ngừa 2 lần liên tiếp cách nhau tối thiểu 28 ngày. Thời gian này là vô cùng cần thiết để cơ thể trẻ xây dựng hệ miễn dịch sau khi tiêm liều thứ 2.
4.3 Có nên dùng vắc xin phòng cúm cho trẻ dạng xịt thay vì tiêm chủng thông thường không?
Không nên sử dụng vắc-xin phòng cúm dạng xịt cho trẻ thay vì tiêm. Vì nó không thực sự đem lại hiệu quả. Thay vào đó, các bé vẫn nên tiêm phòng cúm như bình thường. Đây là cách tiện lợi, nhanh chóng nhất và đồng thời cũng mang lại hiệu quả cao nhất.
Ban đầu vắc-xin phòng cúm dạng xịt rất có hiệu quả cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Sau một cuộc nghiên cứu lớn, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, trong 3 năm liên tiếp, thuốc ngừa cúm dạng xịt đã không bảo vệ được toàn bộ trẻ em. Do đó, các chuyên gia y tế đã bác bỏ khuyến cáo trước đó của họ.
4.4 Giá tiêm phòng cúm là bao nhiêu?
4.5 Cách phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ bên cạnh tiêm vắc-xin
Như cha mẹ đã biết, tiêm vắc-xin là một biện pháp phòng ngừa cúm hiệu quả cho bé ở mọi độ tuổi. Thế nhưng chỉ tiêm vắc-xin thôi cũng không thể ngăn ngừa 100% khả năng bé sẽ bị mắc bệnh cúm. Chính vì thế, hãy tiến hành phòng ngừa cúm cho bé mỗi ngày, bằn các hành động dưới đây:
- Hạn chế cho trẻ và cả bản thân cha mẹ tránh xa những bệnh nhân cúm.
- Không cho bé chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình sau khi đã tiếp xúc với bệnh nhân cúm.
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt đồ vật trong nhà mà bé hay chạm vào. Đặc biệt là khi trong nhà có người bị bệnh cúm.
- Cha mẹ nên che mũi và miệng bằng khăn giấy, lòng khủy tay khi ho hoặc hắt hơi. Vứt khăn giấy vả rửa tay sau khi sử dụng.
- Nếu cha mẹ có các triệu chứng cúm, hãy tránh tiếp xúc với những người xung quanh và kể cả em bé của mình. Nên nhờ người khác chăm sóc bé để tránh lây lan virus cho bé.
- Cha mẹ và bé phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi. Hãy sử dụng cồn nếu cha mẹ đang trong tình huống không có nước rửa tay.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh cúm và việc tiêm phòng cúm cho trẻ em. Cha mẹ cũng nên cho bé bị cúm đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc-xin cúm cho bé.
BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ
- Địa chỉ: 102/37/13 Bình Long, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP HCM
- Hotline: 089.8877.688
- Email: babymomworldvn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/tasuamevabevn
Xem thêm