“Tummy time” hay còn được gọi là thời gian tập cho trẻ nằm bụng dưới, nằm sấp sự theo dõi của bố mẹ. Hoạt động này giúp cho trẻ nằm sấp để phát triển vùng cơ cổ, đầu, vai và các kĩ năng vận động, bé sẽ trở nên hoạt bát, cứng cáp hơn.
“Tummy time” là gì? Vì sao nên hướng dẫn “Tummy time” cho bé
“Tummy” trong tiếng anh có nghĩa là “bụng”.
“Tummy time” hay còn được gọi là thời gian tập cho trẻ nằm bụng dưới, nằm sấp sự theo dõi của bố mẹ. Hoạt động này giúp cho trẻ nằm sấp để phát triển vùng cơ cổ, đầu, vai và các kĩ năng vận động, bé sẽ trở nên hoạt bát, cứng cáp hơn.
Nếu bố mẹ chậm trễ trong việc cho bé nằm bụng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng như tập bò và tập đi.
Lợi ích của việc “tummy time”
Có vô số những lợi ích mà hoạt động “tummy time” mang lại cho trẻ, có thể kể đến như sau:
Giúp lưng, cổ, vai của trẻ khỏe hơn
Tăng cường cơ cổ, giúp trẻ kiểm soát đầu tốt hơn
Tăng cường kĩ năng vận động, giúp chuẩn bị cho những mốc phát triển quan trọng tiếp theo như lăn qua, trườn, bò, ngồi…
Tạo điều kiện cho các nhóm cơ ít vận động hoạt động
Nằm bụng giúp hạn chế tình trạng đầu bẹt khi trẻ nằm ngửa quá nhiều
Khi nào thì có thể bắt đầu “tummy time” cho bé
Mẹ có thể bắt đầu cho trẻ “tummy time” ngay sau khi sinh. Mẹ bắt đầu càng sớm thì trẻ sẽ càng nhanh chóng làm quen với tư thế đó. Thời gian nằm sấp phụ thuộc vào mức đáp ứng của mỗi trẻ. Trái ngược với hoạt động ngủ, tummy time là thời gian để trẻ chơi đùa. Nếu trẻ có vẻ cáu gắt và không thích hoạt động này thì mẹ hãy tạm thời dừng lại và cho trẻ tập vào khoảng thời gian khác.
Mẹ nên cho bé “tummy time” trong bao lâu?
Trong một vài tuần đầu tiên, mẹ nên thử cho trẻ tummy time khoảng 1-2 phút mỗi lần, 2-3 lần một ngày rồi tăng dần lên khi trẻ đã quen. Lâu dần, mẹ có thể tăng lên 10-15 phút một lần và thực hiện vài lần trong một ngày.
Hướng dẫn “Tummy time” cho bé đúng cách
Mẹ hãy để những đồ vật hoặc đồ chơi an toàn ở gần trẻ rồi di chuyển chúng từ bên này sang bên kia ngay trước mặt trẻ. Việc làm này giúp khuyến khích trẻ di chuyển, nâng và di chuyển đầu.
Mẹ có thể nằm xuống ngay bên cạnh trẻ và lật từng trang sách ảnh hoặc tạp chí. Điều này giúp phát triển sức khỏe của mắt và giúp trẻ hứng thú hơn.
Đặt 1 cái gương an toàn (gương nhựa, khó vỡ) bên cạnh trẻ để trẻ có thể nhìn thấy các phản ứng hay hành động của mình. Thử cho trẻ tummy time ở các nơi khác nhau, ví dụ mẹ có thể trải thảm xuống nền nhà hoặc bãi cỏ ở công viên khi cả gia đình đi chơi.
Hãy tạo thời gian tummy time cho trẻ thật thú vị, vui vẻ và an toàn. Hãy để cho trẻ biết mẹ đang ở bên cạnh bằng việc nói chuyện và hát hò, xoa lưng trẻ hoặc chạm vào tay trẻ.
Nếu bé không hợp tác trong việc tập luyện “nằm sấp”
Trong trường hợp trẻ không thích tummy time trên sàn, hãy thử các cách khác như cho trẻ nằm trên đùi, trên ngực mẹ hoặc trên đệm…miễn sao trẻ có thời gian tummy time là được. Và quan trọng hơn cả là mẹ nên giám sát trẻ trong suốt thời gian nằm bụng này
Mẹ nên trò chuyện cùng bé trong khi “tummy time”
Lưu ý quan trọng khi bé “tummy time”
Khi trẻ lớn hơn, khỏe hơn và bắt đầu di chuyển nhiều hơn, hãy chú ý những thứ có thể gây nguy hiểm xung quanh trẻ như: bàn, ghế, những đồ vật cứng và sắc nhọn…Mẹ nên dọn dẹp những đồ này ra khỏi khu vực xung quanh trẻ để tránh những tổn thương không đáng có.
Trên đây là những thông tin về thời gian “tummy time” cho trẻ. Bố mẹ hãy tham khảo để thực hiện cùng con yêu nhé.
Lưu ý: Lời khuyên và thông tin được đăng trên trang web này chỉ là gợi ý, không phải là chẩn đoán y khoa mang tính chuyên môn hoặc quan điểm y tế. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến từ các nhân viên y tế.
BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ
Xem thêm