TUẦN THAI THỨ 36: BÉ SẼ NGỦ VÀ NGHỈ NGƠI TRONG PHẦN LỚN THỜI GIAN

Từ tuần thai này, mẹ bắt đầu đi khám mỗi tuần để được bác sĩ theo dõi sát sao hơn.

Bé sẽ ngủ và nghỉ ngơi trong phần lớn thời gian

Mặc dù còn gần 4 tuần nữa mới đến ngày dự sinh nhưng từ thời điểm này, bé đã được xem là “đủ ngày, đủ tháng” và nếu mẹ chuyển dạ thì cơ thể bé kể cả phổi đã có thể thích ứng với môi trường bên ngoài. Từ tuần thai này, mẹ bắt đầu đi khám mỗi tuần để được bác sĩ theo dõi sát sao hơn.

 

Sự phát triển của bé trong tuần thai 36

Tuần thai này bé đã nặng từ 2,8kg đến 3kg, dài hơn 48cm và mỗi ngày bé sẽ tăng thêm cân cũng như lượng mỡ. Phổi bé đã hoàn thiện và có thể thở không khí bên ngoài. Hệ miễn dịch của bé cũng khỏe hơn nhiều. Nhiều bé tóc đã mọc dày, dài hơn 1,5cm tuy nhiên có những bé chỉ lơ thơ vài cọng.

 

Bụng mẹ trở nên quá chật chội cho nên bé sẽ không còn cử động nhiều nữa và bé dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi và ngủ. Tuy nhiên, nếu cảm thấy bé kém hoạt động một cách bất thường thì mẹ hãy đến ngay bệnh viện mẹ để kiểm tra.

 

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai 36

Đừng cố gắng tìm bàn chân lúc đứng bởi bụng mẹ giờ đã phình rất to rồi. Mọi thứ trở nên khó khăn đối với mẹ hơn, từ việc đi đứng, ngủ nghỉ đến những sinh hoạt thường ngày. Mẹ cũng trở nên lung túng, vụng về hơn.

Chân của mẹ thì sưng vù và có cảm giác như bàn chân và mắt cá chân đã lẫn vào nhau vậy. Lúc này, việc tìm một tư thế nằm thoải mái cũng trở nên khó khăn hơn. Tốt nhất là mẹ nên nằm nghiêng về bên trái, co chân phải lên và kê trên một chiếc gối.

Các cơn co thắt vẫn đều đặn và càng lúc càng trở nên thường xuyên hơn. Dịch âm đạo cũng tiết ra nhiều hơn. Mẹ để ý nếu thấy dịch kèm theo một chút máu hồng nhạt thì rất có thể cơn chuyển dạ thật sự sẽ đến vào ngày tới.

Thời gian này, mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ra ngoài cà phê, mua sắm hoặc dành thời gian tận hưởng sự tĩnh lặng một mình – điều sẽ trở nên vô cùng xa xỉ một khi bé chào đời. Hoặc nếu đã có bé lớn, hãy dành thời gian cho bé nhiều hơn bằng cách nói chuyện, chơi đùa cùng bé, tìm cách kết nối bé với em bé trong bụng để bé sẵn sàng hơn cho vai trò làm anh chị lớn của mình.

Lúc này, những lo lắng về ngày sinh cận kề vẫn không thôi ám ảnh mẹ, thậm chí là đi cả vào trong giấc mơ. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng nhé, sự phát triển của y học hiện nay sẽ giúp bạn mẹ tròn con vuông một cách an toàn.

 

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 36

  • Ở giai đoạn này mẹ cần bổ sung vitamin K trong chế độ dinh dưỡng của mình. Vitamin K có tác dụng đông máu, giúp cải thiện mật độ xương và ngăn ngừa loãng xươngMẹ bầu nên ăn các loại rau màu xanh đậm như: súp lơ, xà lách, rau càng cua, đậu nành, ngũ cốc…
  • Đến lúc này, bạn hẳn đã chọn bệnh viện để sinh rồi. Hãy tham khảo chi phí và quy trình làm thủ tục cũng như việc thăm khám để chủ động hơn khi đến ngày chuyển dạ. Nếu chủ động chọn bác sĩ, mẹ cần biết thông tin về Bác sĩ mình chọn, cách thức liên hệ hoặc nhờ bệnh viện liên hệ để bác sĩ đến kịp thời.
  • Khi bắt đầu chuyển dạ, mẹ nên tranh thủ tắm gội sạch sẽ. Có thể sau khi sinh, cơ thể còn mệt mỏi hoặc do kiêng khem, bạn sẽ không được vệ sinh cơ thể trong thời gian đầu.

BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng