TUẦN THAI THỨ 29: BẮT ĐẦU THỜI KỲ BÉ PHÁT TRIỂN NHANH CHÓNG

Bắt đầu từ thời điểm này, bé sẽ tăng về cân nặng nhiều hơn là về chiều dài. Còn với mẹ, những vết rạn trở nên rõ ràng hơn. Đôi lúc mẹ sẽ cảm thấy bức bối, cáu bẳn vì sự thay đổi hormone.

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 29:

Tuần thai này, bé đã đạt trọng lượng khoảng 1,4kg và dài gần 40cm. Lông tơ vẫn bao bọc và bảo vệ bé. Móng tay và móng chân phát triển hoàn thiện và dài ra. Hoạt động và não bộ của bé cũng phát triển tinh tế hơn. Hàng triệu kết nối cũng đang được hình thành và được kích thích bởi mọi hoạt động bé nhận từ bên ngoài như giọng nói của mẹ, tiếng ồn, ánh sáng, âm nhạc… Máu được vận chuyển tới gan và tủy sống.

 

 

Lúc này, thị lực của bé đã phát triển nhiều nhưng mắt bé vẫn nhắm trong phần lớn thời gian. Lúc ngủ bé thường đảo mắt qua lại.

 

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai thứ 29:

Mệt mỏi và khó chịu là cảm nhận chung của mẹ trong tuần thai này. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thay đổi hormone, rồi bị mất ngủ, nhịp thở bị ngắn lại… Trong khi đó, những vết rạn ở bụng xuất hiện ngày càng nhiều nhất là với những mẹ tăng cần quá mức. Các dây chằng và khớp xương trở nên lỏng lẻo khiến mẹ dễ bị mất thăng bằng.

Sữa non vẫn tiếp tục rỉ ra ở đầu ti và đây sẽ là nguồn sữa quý giá đầy dinh dưỡng cho bé sau khi sinh. Lượng sắt trong cơ thể cũng trở nên khan hiếm vì thế mẹ cần bổ sung để tránh tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

Về mặt dinh dưỡng, mẹ nên ăn nhiều thịt đỏ, ngũ cốc… và uống các loại cam, chanh để bổ sung vitamin C cho cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn. Cố gắng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu không bị tăng cân quá nhiều thì đừng quá kiêng khem. Hãy ăn những món mình thích miễn là nó không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và sự an toàn của bé!

 

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 29:

Trong giai đoạn này mẹ sẽ phải kiểm tra:

  • Trọng lượng, huyết áp
  • Thử đường, protein trong nước tiểu
  • Nhịp tim của bé
  • Khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung
  • Kiểm tra độ phù bàn chân, mức giãn tĩnh mạch

Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về những vấn đề liên quan đến 3 tháng cuối thai kỳ.

Kiểm soát tâm trạng khi mang thai là điều không dễ với các mẹ bầu bởi có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm trạng của mẹ. lúc này: sự thay đổi hormone, tăng cân quá mức, cảm giác nặng nề, lo lắng cho sự phát triển của em bé, cảm thấy không được quan tâm… Tuy nhiên, vì bất kỳ lý do gì thì mẹ cũng phải cố gắng suy nghĩ tích cực bởi lẽ trầm cảm khi mang thai sẽ gây ra những tác hại khôn lường đối với sức khỏe của mẹ nói chung và sự phát triển của thai nhi nói riêng.

Babymomworld gợi ý mẹ một số cách để cải thiện tâm trạng khi mang thai: nghe nhạc, xem những bộ phim hài hước, tắm nước ấm, đi dạo, đi mua sắm, đến spa hay trò chuyện, chia sẻ với chồng, bạn bè hoặc người thân… Hoặc đơn giản nhất, liên hệ với chúng tôi để được massage, chăm sóc và tư vấn tận tình ngay tại nhà.

BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng