TUẦN THAI THỨ 25: NGẬM NGÓN TAY CÁI LÀ THÚ VUI CỦA BÉ ĐẤY
Tuần thai này, bé có nhiều hoạt động rất đáng yêu đồng thời cũng đang phát triển rất ổn định. Còn mẹ thì cơ thể ngày càng nặng nề và chứng mất ngủ đang gây nhiều khó khăn cho mẹ.
Sự phát triển của bé trong tuần thứ 25:
Chiều dài trung bình của bé lúc này khoảng 35cm, trọng lượng là 750gr. Bé lớn lên rất nhanh và các mô mỡ quan trọng đang dần hình thành quanh các cơ quan trong cơ thể cũng như dưới da của bé. Cột sống của bé đã mạnh hơn và có thể nâng đỡ cơ thể.
Ở tuần thai này, mắt bé đã có sự thay đổi lớn, võng mạc hoàn thiện hơn. Đây là phần quan trọng giúp bé cảm ứng ánh sáng, nhìn
thấy rõ ràng. Bé bắt đầu bài tập hít thở nước ối vào phổi. Lá phổi của bé đã sẵn sàng hô hấp nhưng không khí vẫn chưa thể di chuyển vào bên trong phổi. Mạng lưới dây thần kinh của bé cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Bé trở nên hiếu động, không chỉ mút ngón tay mà cả ngón chân nữa. Đặc biệt, hành động ngậm ngón cái không còn là ngẫu nhiên mà trở thành một thú vui của bé
Nếu là bé trai thì tinh hoàn đã bắt đầu di chuyển dần vào bìu trong vài ngày tới.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thứ 25
Bụng mẹ mỗi lúc một nhô cao khiến cho khung sườn cũng lớn lên theo. Điều này có thể khiến mẹ cảm thấy khó thở hơn và mệt mỏi hơn. Không chỉ thế, việc tăng cân còn khiến mẹ cảm thấy khó chịu ở cơ, dây chằng, trong khi các bộ phận khác như lưng, bụng, xương chậu, chân thì trở nên đau nhức và ê ẩm do các mô liên kết chịu sự tác động của hormone thai kỳ.
Thời gian này, mẹ sẽ cảm thấy khó ngủ do tâm trí thường suy nghĩ về mọi thứ. Và việc phải đi vệ sinh thường xuyên cũng làm cho chứng mất ngủ tệ hơn.
Trong giai đoạn này, mẹ cũng cần phải lưu ý đến chứng tiền sản giật. Biểu hiện đặc trưng của nó là huyết áp cao, nồng độ protein cao trong nước tiểu. Tiền sản giật thường xuất hiện sau tuần 37 nhưng có thể xảy ra sớm hơn. Vì thế, nếu mẹ tăng cân quá 2 kg/ tuần, sưng quanh mắt, sưng đột ngột ở bàn chân, mắt cá chân, đau đầu nặng, thay đổi thị lực… thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ càng hơn.
Mẹ hãy cố gắng duy trì các hoạt động thường ngày, từ việc đi làm ở công sở cho đến việc dọn dẹp, nấu ăn hay tập thể dục. Tuy nhiên, mẹ nên để ý thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để đảm bảo cho sự an toàn và phát triển của bé cũng như sức khỏe của mẹ.
Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 25:
Trong giai đoạn này mẹ nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, để giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Trong những lần đi siêu âm, mẹ nên kiểm tra huyết áp, nước tiểu, để bác sĩ theo dõi phát hiện những triệu chứng bất thường.
Mẹ tuyệt đối không được ăn mặn, cay, nóng để kiểm soát huyết áp, tránh dẫn đến cao huyết áp thai kỳ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Tiếp tục bổ sung đầy đủ canxi, vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Mẹ nên thường xuyên trò chuyện, cùng bé nghe nhạc để cảm nhận sự thay đổi của bé yêu và tăng sự gắn kết giữa mẹ và bé.
- Nếu khó ngủ vào ban đêm, mẹ hãy thử một số cách sau: uống sữa ấm, vận động nhẹ nhàng, ngâm chân với nước ấm, ngủ trong không gian sạch sẽ và yên tĩnh, nhờ chồng massage và hạn chế uống nước trước khi đi ngủ.
- Mẹ bầu có thể tìm mua các loại gối ôm cho bà bầu. Các loại gối chữ U hoặc chữ C đều có tác dụng giúp mẹ đỡ đau lung và dễ tìm được tư thế để ngủ ngon và sâu giấc hơn.
BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ
- Địa chỉ: 102/37/13 Bình Long, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP HCM
- Hotline: 089.8877.688
- Email: babymomworldvn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/tasuamevabevn
Xem thêm