TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ

Tuần thai thứ 11 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bé về mặt phản xạ so với các tuần thai trước.

Về phần mẹ, đây là giai đoạn mẹ gặp khó khăn bởi chứng ợ nóng và táo bón. Hãy xem cụ thể, bé đã phát triển như thế nào và mẹ cần làm gì để cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh hơn nhé!

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 11:

Tới tuần thứ 11 này, thai nhi đã dài khoảng 4 cm tính từ đầu tới mông. Từ tuần này cho tới tuần thứ 20, thai nhi sẽ phát triển khá nhanh về kích thước, đồng thời các cơ quan quan trọng trong cơ thể đã phát triển mạnh trong những tuần đầu thì sẽ phát triển chậm lại vào tuần này trở đi. Phần đầu của thai nhi lúc này có chiều dài chiếm khoảng 1/3 chiều dài cơ thể.

Trong tuần này, các tế bào thần kinh của bé tăng lên theo cấp số nhân, những khớp thần kinh kết nối dây thần kinh trong não cũng được hình thành. Nhờ đó, bé bắt đầu phát triển khả năng phản xạ. Ngoài việc cựa mình, co duỗi tay chân, bé còn biết thực hiện động tác tựa như đang mút nữa

 

 

Lúc này, các cơ quan trong cơ thể bé dần hoàn thiện hơn. Phần ruột của bé phát triển nhanh chóng và được sắp xếp trong khoang bụng. Thận bắt đầu bài tiết nước tiểu. Mắt của bé di chuyển từ hai bên vào giữa khuôn mặt, tai nằm đúng vị trí giúp khuôn mắt của bé gần giống như khi ra đời. Đây cũng là thời điểm mà thanh quản của bé hình thành. Dù bé đã biết vặn mình khi mẹ chèn ép bụng nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được.

Các lớp da mỏng trong suốt bảo vệ phôi thai trong suốt những tuần qua giờ đây sẽ được thay thế bằng một lớp tế bào dẹt. Đây cũng chính là sự khởi đầu của lớp bề mặt da. Nhau thai cũng tiếp tục phát

triển nhanh chóng, đồng thời kích thước và số lượng mạch máu cũng tăng lên.

 

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thứ 11:

Tuần này, tử cung của mẹ đã lớn bằng một quả bưởi khiến mẹ cảm thấy nặng nề hơn. Lúc này, mẹ có thể mặc đồ bầu hoặc ít nhất là những bộ quần áo có độ co giãn, rộng rãi. Ngoài ra, do hormone thay đổi nên ngực của mẹ trở nên to hơn, hãy mặc áo ngực dành cho bà bầu nếu những chiếc áo ngực cũ khiến mẹ cảm thấy khó chịu.

Hiện tượng ợ nóng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt là chứng táo bón ngày càng nghiêm trọng. Để hạn chế bớt điều này, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ, uống nhiều nước và siêng vận động.

Ngoài ra, đôi khi mẹ chỉ cười, hắt hơi hay ho thì cũng có thể bị rò nước tiểu. Nguyên nhân là do các mô xương chậu của mẹ đang bị kéo dài và làm mềm ra bởi các hormone trong thai kỳ, tạo ra áp lực lên bàng quang.

Để bổ sung dưỡng chất cho bé yêu, mẹ nên nạp vào cơ thể khoảng 60g chất đạm mỗi ngày, các thức ăn giàu axit béo omega-3 giúp bé phát triển trí não, thị giác. Mẹ cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày. Bổ sung các các loại vitamin, dưỡng chất trong rau củ, thịt bò, tôm, salad… để cung cấp đủ năng lượng cho cả mẹ và bé. Đồng thời, mẹ cũng nên bổ sung khoảng 8 cốc nước mỗi ngày, nhưng không nên uống nhiều vào ban đêm để tránh đi tiểu nhiều lần. Trong 3 tháng đầu, nếu mẹ có thể tăng 2 -5 ký thì sẽ rất tốt cho sức khỏe của bé sau này.

Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ không nên ăn một số loại hản sản như: ba ba, rong biển, cua… vì chúng có tác dụng hoạt huyết

nên ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Các món ăn nóng như vải, nhãn, thịt dê hay đồ ăn cay… mẹ cũng nên tránh xa vì rất dễ gây ra hiện tượng sinh non, sảy thai.

Mẹ cũng dễ mắc phải các vấn đề về răng miệng do tác động của các hormone thai kỳ. Thức ăn dễ bám vào răng, lợi dễ chảy máu nên có thể gây ra viêm nhiễm khiến răng bị sâu. Vì thế, mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

 

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 11:

  • Hãy tìm kiếm và tham gia các khóa học tiền sản để có được những kiến thức khoa học và những kinh nghiệm quý báu trong thời gian mang thai.
  • Tiếp tục lưu giữ hình ảnh khi mang thai đồng thời ghi lại cảm xúc của mẹ trong thời gian này. Sau này, mẹ sẽ có rất nhiều cảm xúc khi đọc lại hành trình mang con đến với thế giới đầy tuyệt vời này đấy!

BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng