Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng: bình thường hay bất thường?
Trẻ sơ sinh, chuyện ăn, ngủ và ị là quan trọng nhất. Bé đi ngoài ra chất màu vàng không khỏi khiến mẹ thảng thốt và lo lắng. Chuyện này là sao nhỉ? Chắc có liên quan tới bệnh lý gì đó?
Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng không ít mẹ cảm thấy lo lắng. Đây không phải chuyện đùa, càng không thể đoán bừa bệnh. Hiểu sao cho đúng về tình trạng này?
Phân của trẻ sau khi sinh có nhiều màu sắc khác nhau; mỗi màu phân lại là một câu chuyện khác nhau mà bé muốn “lên tiếng” cho mẹ biết về tình trạng sức khỏe của mình. Nhưng, nếu thấy một lượng lớn chất nhầy lẫn trong phân không phải là dấu hiệu bình thường.
Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu về tình trạng chất nhầy trong phân của trẻ sơ sinh; đồng thời, trả lời được thắc mắc “trẻ sơ sinh đi ngoài ra chất nhầy màu vàng có bình thường không?”
1. Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra chất nhầy màu vàng?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy màu vàng không phải lúc nào cũng đáng lo. Vì ruột tiết ra chất nhầy một cách tự nhiên để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
Đôi khi, em bé có thể đi ngoài kèm chất nhầy này trong phân của mình mà không do bất kỳ bệnh lý nào. Chất nhầy có thể trông giống như vệt hoặc dây nhầy. Đôi khi chất nhầy có dạng như thạch.
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể có nhiều chất nhầy trong phân vì phân của trẻ đi qua ruột tương đối nhanh. Nhưng có những trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy màu vàng có thể là báo hiệu tình trạng bệnh lý như nhiễm trùng, dị ứng,…
1.1 Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng do bị nhiễm trùng
Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút (cúm dạ dày) có thể kích thích ruột và dẫn đến viêm. Kết quả là làm tăng chất nhầy trong phân của trẻ sơ sinh.
Các triệu chứng khác có thể cho thấy nhiễm trùng bao gồm sốt và khó chịu. Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng cũng có thể đi ngoài ra phân xanh. Một số máu thậm chí có thể có trong những trường hợp quá kích ứng.
Khi bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn; mẹ thường thấy phân con có máu cùng với chất nhầy.
1.2 Bé bị dị ứng thực phẩm
Dị ứng thức ăn có thể gây viêm. Tình trạng viêm gây ra tăng tiết chất nhầy; dẫn đến phân của trẻ có nhiều chất nhầy màu vàng hơn. Những triệu chứng này thường sẽ xuất hiện trong vòng hai tháng đầu đời của trẻ.
Các dấu hiệu cho thấy em bé có thể bị dị ứng thực phẩm bao gồm: kén chọn và khó điều khiển; nôn mửa; phân có máu.
1.3 Mọc răng
Trẻ mọc răng thường cáu kỉnh – các triệu chứng có thể bao gồm chất nhầy màu vàng trong phân của bé. Sự hiện diện của nước bọt dư thừa và cơn đau do mọc răng có thể kích thích ruột, dẫn đến trẻ sơ sinh đi ngoài có dư thừa chất nhầy màu vàng.
1.4 Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng do bệnh xơ nang
Trẻ sơ sinh bị xơ nang có thể có lượng chất nhầy tăng lên do tác dụng phụ của tình trạng này. Chất nhờn có xu hướng có mùi hôi; và có dạng giống như nhờn. Trẻ cũng có thể tăng cân kém và chậm phát triển liên quan đến bệnh xơ nang.
Tình trạng này cũng khiến chất nhờn dư thừa phát triển trong các cơ quan; đặc biệt là phổi, tuyến tụy, gan và ruột.
1.5 Lồng ruột dẫn đến hiện tương bé đi phân nhầy màu vàng
Lồng ruột là một tình trạng y tế nghiêm trọng có thể xảy ra khi ruột của trẻ sơ sinh bị quấn vào nhau. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế vì lưu lượng máu bị mất đến ruột và phân bị tắc nghẽn.
Do đó, em bé có thể chỉ đi tiêu được chất nhầy đã được bài tiết bên dưới khu vực bị tắc nghẽn. Phân thường giống như thạch màu đỏ sẫm. Các triệu chứng khác của lồng ruột bao gồm: đau bụng thường xuyên; nôn mửa; máu trong phân; hôn mê hoặc buồn ngủ cực độ.
1.6 Những lý do khác khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng
- Chưa tiêu hóa hết thức ăn: Phân bé lỏng, sủi bọt và có chất nhầy có thể do chưa tiêu hóa hết lượng đường trong sữa nên đường ruột bị kích thích.
- Xuất hiện Rotavirus: Rotavirus lây nhiễm qua việc tiếp xúc với bề mặt, vật bị nhiễm bẩn. Virus này có khả năng gây bệnh viêm dạ dày gây tổn thương lớp lót bên trong của ruột. Chính những tổn thương này khiến thức ăn không được hấp thụ gây ra tiêu chảy nặng kèm theo sốt và nôn ói trong vài ngày đầu.
- Vi khuẩn có hại xâm nhập: Môi trường xung quanh không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn E. coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Yersinia xâm nhập gây tiêu chảy. Biểu hiện thường là sốt, đau bụng phân thường có nhầy đôi khi lẫn máu.
Ngoài ra, chất nhầy xuất hiện còn do nguyên nhân bé không dung nạp thực phẩm hoặc bị dị ứng, dùng thuốc kháng sinh, thiếu enzyme hoặc bị cảm lạnh.
2. Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng: bình thường hay bất thường?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhiều chất nhầy màu vàng; và đi kèm với các triệu chứng khác như đi ngoài ra máu, đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện… đó có thể là vấn đề đáng lo ngại.
Ngay khi thấy bé đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày mẹ sẽ nghĩ ngay tới tiêu chảy. Tuy nhiên, với những trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì có thể đi ngoài tối đa 7 lần; đôi khi phân nước hoa cà, hoa cải, bọt cũng bị quy kết là tiêu chảy.
Mẹ cần theo dõi chặt chẽ, nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng và không sốt, bú bình thường, ngủ bình thường, không quấy khóc, vẫn lên cân đều; thì mẹ không cần quá lo ngại vì cơ thể bé sẽ dần tự điều chỉnh.
Trường hợp có bất kỳ triệu chứng nào bất thường mẹ có thể đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất kiểm tra. Qua khám trực tiếp, có thể làm thêm xét nghiệm, các bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác và biện pháp khắc phục thích hợp nhất tùy theo lí do gây tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy màu vàng.
3. Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng có phải do tiêu chảy?
Tiêu chảy gây phân lỏng, dạng nước và khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng. Tuy nhiên, ở trẻ bú mẹ; phân thường lỏng và hơi chảy nước, vì vậy khó phân biệt giữa phân thường và tiêu chảy.
Một số dấu hiệu của tiêu chảy của trẻ sơ sinh bao gồm:
- Đi tiêu thường xuyên hơn bình thường.
- Dấu hiệu bé khó chịu như khóc, căng cơ thể hoặc thực hiện các cử động bất thường.
- Giảm đi tiểu có thể báo hiệu mất nước.
Tiêu chảy thường tự khỏi. Mẹ hãy đảm bảo rằng bé bú mẹ thường xuyên hoặc uống nhiều nước (đối với trẻ trên 6 tháng tuổi) để ngăn ngừa mất nước.
Tiêu chảy có thể là một dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng hay dị ứng và nếu nó kéo dài trong một thời gian mà không được điều trị; có thể dẫn đến mất nước rất nguy hiểm. Do đó, nếu bé đã được 3 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn; mà trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy màu vàng liên tục; hoặc tiếp tục bị tiêu chảy trong hơn 1-2 ngày thì nên cho trẻ đi khám ngay mẹ nhé!
4. Cách điều trị bé đi ngoài phân nhầy màu vàng
Phương pháp điều trị trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy màu vàng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Ví dụ, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm dạ dày ruột do virus. Điều này có thể bao gồm bổ sung đủ nước để ngăn mất nước và uống thuốc hạ sốt.
Nếu dị ứng là nguyên nhân cơ bản gây ra chất nhầy màu vàng trong phân trẻ; bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn kiêng cho bà mẹ nếu bà mẹ đang cho con bú. Ví dụ như loại bỏ sữa bò khỏi chế độ ăn uống của mẹ.
Nếu bé đi ngoài phân nhầy màu vàng và bú sữa công thức; bác sĩ có thể khuyên mẹ nên chuyển sữa công thức sang sản phẩm không chứa sữa.
Nếu lồng ruột là nguyên nhân cơ bản gây ra chất nhầy trong phân ở trẻ; bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật để khắc phục sự chồng chéo của ruột.
Bất kể phương pháp điều trị lồng ruột nào; điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa mất lưu lượng máu đến ruột. Nếu không, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị thủng ruột (lỗ trên ruột) cao hơn.
Tóm lại, trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng có thể giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn; song song đó, nó cũng là báo hiệu một số bệnh lý tiềm ẩn. Mẹ theo dõi, quan sát tình trạng này của bé để đưa con thăm khám bác sĩ kịp thời.
BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ
- Địa chỉ: 102/37/13 Bình Long, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP HCM
- Hotline: 089.8877.688
- Email: babymomworldvn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/tasuamevabevn
Xem thêm