Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết

Trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung đều rất cần vitamin D để có thể phát triển khung xương một cách toàn diện. Dó cũng chính là nguyên do vì sao việc tắm nắng cho trẻ là rất trong trọng.

Công dụng của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Như mọi người đã biết vitamin D rất quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi hỗ trợ sự tăng trưởng khung xương của con người. Vì vậy, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh chính là cách giúp cơ thể trẻ sản sinh vitamin D ngăn chặn và hạn chế những bệnh mà trẻ sơ sinh dễ gặp phải như còi xương và vàng da sơ sinh.

Bên cạnh đó, việc cho trẻ tắm nắng có thể chữa hăm tã hoặc nấm bởi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời những vi khuẩn và nấm sẽ bị tiêu diệt.

 

Công dụng của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Công dụng của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh

 

Vai trò của vitamin D đối với trẻ nhỏ

Vitamin D giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phốt pho để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc.

Vitamin D làm tăng hấp thu canxi và phốt pho qua đường tiêu hóa. Lượng vitamin D đầy đủ trong cơ thể là điều kiện thiết yếu để canxi và phốt pho được gắn vào mô xương. Do vậy, thiếu vitamin D sẽ có thể gây một số bệnh lý như bệnh còi xương ở trẻ em.

 

Những nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

 

Hướng dẫn tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào khoảng thời gian nào

  • Không cần phải tắm nắng cho trẻ mỗi ngày, mà chúng ta có thể chỉ cần cho trẻ ra ngoài chơi khi có mặt trời, không che mặt và tay chân của trẻ tùy thời tiết cho phép. Với những trẻ lớn, mẹ cần phải trang bị các công cụ chống nắng cho trẻ như mắt kính, thoa kem chống nắng….
  • Chỉ tắm nắng khi độ dài bóng nắng cơ thể mình ngắn hơn chiều cao. Tức là khoảng trước 9 – 10 giờ sáng hoặc sau 3 – 4 giờ chiều. Những ngày đầu tiên mới tắm nắng, chỉ tắm nắng 3 -5 phút (đặc biệt khi đang giữa mùa hè) để cơ thể làm quen với ánh nắng. Khi cơ thể đã làm quen với ánh nắng, vào mùa hè có thể tăng thời gian tắm nắng lên 5 – 10 phút, vào mùa đông là khoảng 15-20 phút. Cách phơi nắng này có thể cung cấp đủ lượng vitamin D theo khuyến cáo từ các viện dinh dưỡng trên thế giới là 600-1000 IU/ngày cho trẻ từ 1-18 tuổi và 800-1000 IU/ngày cho người lớn .
  • Khi tắm nắng cần chú ý quan sát màu da, khi thấy da ửng hồng là đã tắm nắng đủ. Tránh ánh nắng chiếu vào khu vực mặt, xung quanh mắt vì đây là vùng da mỏng nhất trong cơ thể. Có thể bôi kem dưỡng ẩm lên vùng da chiếu nắng để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể tạo vitamin D.
  • Mẹ cũng nên lưu ý là không cho trẻ tắm nắng trong khoảng thời gian ánh nắng gay gắt, lúc này tia cực tím trong ánh nắng hoạt động mạnh, rất dễ gây tổn thương làn da mỏng manh của trẻ.
  • Không cho trẻ mặc nhiều áo hay áo quá dày. Không nên cởi toàn bộ quần áo của trẻ ngay lập tức mà nên cho trẻ tắm nắng một cách từ từ, tắm nắng từng bộ phận một.
  • Không cho trẻ tắm nắng ở nơi có quá nhiều gió, đặc biệt là vào mùa đông vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khiến trẻ bị cảm lạnh.
  • Nếu trẻ đang bị ốm, mệt có thể ngừng tắm nắng đến khi trẻ khỏe trở lại.

 

Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào khoảng thời gian nào

Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào khoảng thời gian nào

 

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao lâu là đủ

Dựa vào số tháng tuổi cũng như sức khỏe của bé, các mẹ có thể cho trẻ sơ sinh tắm nắng trong khoảng từ 10-30 phút/ngày. Ban đầu, các mẹ nên cho con tập làm quen với ánh nắng bằng việc cho bé nằm dưới bóng râm tầm 10 phút sau đó từ từ mới cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời những ngày sau đó.

Mỗi chu kỳ tắm nắng của bé chỉ là khoảng 10 ngày. Sau mỗi chu kỳ, các mẹ nên đễ bé nghỉ từ 10-20 ngày sau đó mới cho bé tắm nắng lại.

Đặc biệt lưu ý với trẻ sơ sinh, các mẹ không nên để con trực tiếp dưới ánh nắng gắt vì sẽ bị mắt và da của bé bị tổn thương. Thay vào đó, mẹ nên đưa bé đến gần cửa sổ vào mỗi buổi sáng khi ánh sáng mặt trời còn yếu và mở cửa để bé có thể hấp thụ ánh nắng từ mặt trời.

Vào mua đông, mẹ nên cho bé tắm nắng vào buổi chiều vào khoảng 3-5 giờ chiều, bởi khi này ánh nắng đã yếu và nhiệt độ cũng ấm hơn. Còn vào mùa hè, thì nên tắm nắng vào buổi sáng.

 

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng

Các chuyên gia không quy định cụ thể về độ tuổi của trẻ sơ sinh được tắm nắng và khi nào không nên. Vì vậy, các mẹ có thể bắt đầu tắm nắng cho bé từ 10 ngày tuổi đến khi nào bé có thể tự mình hoạt động dưới ánh nắng mặt trời như khi đi học, đi chơi,…

 

Những lưu ý mẹ cần biết khi tắm cho trẻ

Tắm nắng quá lâu

Không nên cho bén tắm quá lâu. Mỗi lần tắm nắng chỉ khoảng 20-30 phút tùy vào độ nắng của ngày hôm đó. Nếu tắm nắng quá lâu, làn da mỏng manh của trẻ sẽ dễ bị tổn thương bởi những tia UV độc hại gây nên các bệnh về da.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua lớp cửa kính

Nếu tắm cho bé trong phòng thì nên mở cửa kính để bé có thể hấp thụ được ánh sáng mặt trời. Nếu không mở cửa, cửa kính sẻ cản trở ánh nắng vào cơ thể bé.

Cởi hết áo quần của trẻ khi tắm

Da bé sơ sinh còn rất yếu, vì vậy chỉ nên cho bé mặc những bộ đồ mỏng và tuyêth đối không được cởi hết quần áo của trẻ khi tắm bởi sẽ gây hại cho làn ra của trẻ.

Tắm nắng cho bé mọi lúc mọi nơi

Thời gian tắm nắng cho trẻ chỉ khoảng 10-30 phút. Vì vậy không nên tắm nắng cho bé mọi lúc mọi nơi. Việc tắm nắng quá nhiều sẽ khiến bé bị say nắng và bị cảm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

 

Cách bổ sung vitamin D khi trẻ không được tắm nắng

Trong tình hình dịch bệnh COVID- 19 trẻ em bị hạn chế việc ra ngoài tắm nắng. Như vậy, ngoài tắm nắng bố mẹ có thể bổ sung vitamin D từ một số thực phẩm như: cá hồi, cá tuyết, cá thu, sữa, lòng đỏ trứng…hoặc bổ sung vitamin D dạng uống hay dạng xịt. Liều bổ sung không khác biệt nhiều với các lứa tuổi: từ 400-600 IU mỗi ngày.

Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D nếu cần trong trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc trẻ uống sản phẩm dinh dưỡng công thức ít hơn 400ml/ngày. Nếu trẻ đã uống sản phẩm dinh dưỡng công thức với lượng từ 700ml/ngày trở lên thì không cần bổ sung thêm vitamin D.

 

Mẹ có thể tham khảo thêm một số ý kiến từ các Tổ chức Y tế trên thế giới

  • Mẹ có biết, làn da của trẻ mỏng chỉ bằng 1/5 da người lớn. Để phòng ngừa những tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da mỏng manh của trẻ, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ mới đây khuyến cáo, trẻ dưới 6 tháng tuổi tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ở bất kỳ thời gian nào trong ngày.
  • Mặt khác, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), không nên cho trẻ dưới 1 tuổi phơi nắng bởi trẻ dưới 1 tuổi da còn yếu, việc tắm nắng chỉ nên thực hiện trong bóng râm. Nếu cho trẻ phơi trực tiếp dưới ánh nắng trẻ sẽ có nguy cơ mắc những bệnh lý về da sau này.

Bài viết Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết vừa rồi đã cung cấp cho các bậc cha mẹ những kiến thức bổ ích về việc nuôi dạy trẻ.

BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng