Sữa Mẹ Vắt Ra Để Được Bao Lâu? Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Đúng Chuẩn
Tổ chức y tế đã khuyến cáo rằng, nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bé bú mẹ cho đến 2 tuổi là cách tốt nhất để bé phát triển toàn diện. Để thực hiện điều này thì việc vắt và bảo quản sữa trong các dụng cụ chuyên dụng là phương pháp các bà mẹ thông thái thường sử dụng để đảm bảo con bé yêu luôn được bú sữa mẹ.
1. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng độc đáo, dễ tiêu hóa và cung cấp sự cân bwangf hoàn hảo của protein, chất béo, carbohydrate và chất dinh dưỡng để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Sữa mẹ chứa hàng trăm chất vô giá mà không bất kỳ loại sữa công thức nào có thể làm theo được.
Nghiên cứu khoa học cho thấy một số lượng đáng kể lợi ích sức khỏe tiềm năng từ việc cho con bú và ăn sữa mẹ. Điển hình như giảm tỷ lệ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh trong năm đầu đời.
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ em bé bị bệnh chàm, hen suyễn và dị ứng thực phẩm sau này trong cuộc sống. Sữa mẹ là nguồn kháng thể độc đáo giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm chẳng hạn như tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng tai, viêm đường hô hấp do viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, viêm ruột hoại tử và nhiễm trùng huyết khởi phát ở trẻ non tháng.
Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để bé phát triển toàn diện
Sữa mẹ giúp cải thiện sức khỏe răng miệng và bé sẽ ít nguy cơ sâu răng. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 4 tháng đầu sẽ giảm được các nguy cơ béo phì cho bé sau này. Đồng thời hạn chế mắc đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2, ung thư hạch, bệnh bạch cầu và bệnh Hodgkin ở trẻ.
Nuôi con bằng sữa mẹ là cách kết nối mẹ và bé hiệu quả nhất. Đặc biệt là khi bạn cho bé bú trực tiếp. Nó sẽ kích thích cơ thể bạn sản xuất kháng thể trong sữa, từ đó giúp bé khỏe mạnh hoặc phục hồi nhanh hơn nếu bị bệnh.
Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ có lợi cho bé mà nó còn làm giảm các nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng ở mẹ. Và hơn hết, cho bé ăn sữa mẹ bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi phải mua sữa ngoài.
2. Nên sử dụng dụng cụ gì để bảo quản sữa mẹ
Trên thị trường hiện nay có bán các sản phẩm chuyên dụng để bảo quản là lưu trữ sữa mẹ. Có nhiều dụng cụ khác nhau có thể được sử dụng để lưu trữ sữa mẹ bao gồm túi trữ sữa mẹ , chai nhựa , hộp thủy tinh và khay đựng sữa mẹ...
2.1 Túi đựng sữa mẹ
Túi đựng sữa mẹ chủ yếu là các loại túi nhựa không chứa BPA có khóa zip chắc chắn đi kèm. Chúng được thiết kế rất chắc chắn để chịu được quá trình đóng băng , lưu trữ và tan băng. Tất cả các túi đựng sữa mẹ đều được khử trùng trước, chúng rất tiện lợi và sẵn sàng để sử dụng ngay khi ra khỏi hộp.
Sử dụng túi để đựng sữa là lựa chọn của rất nhiều bà mẹ nhiều sữa. Bởi túi đựng sữa mẹ thường rẻ hơn hộp nhựa hoặc chai thủy tinh. Nó rất tiện lợi để xếp chồng nhau trong tủ lạnh và sử dụng dễ dàng. Điều này sẽ tiết kiệm được rất nhiều diện tích trong tủ lạnh của bạn.
Các túi nhựa thường sử dụng 1 lần và bạn sẽ không mất thời gian để làm sạch chúng. Hơn nữa việc rã đông sữa trong túi nhanh hơn so với trong hộp thủy tinh hoặc nhựa.
Tuy nhiên, túi đựng sữa mẹ vẫn còn những hạn chế như chỉ dùng được 1 lần nên chi phí về lâu dài sẽ tăng lên. Hơn nữa chúng được làm bằng nhựa nên sẽ không thân thiện với môi trường.
Túi trữ sữa có tái sử dụng được không? Túi trữ sữa là sản phẩm đã được tiệt trùng để sử dụng 1 lần các mẹ nhé. Vì vậy, bạn không nên sử dụng lại sản phẩm lần thứ 2 đâu, bởi nó chắc chắn bạn sẽ không thể kháng khuẩn tuyệt đối cho túi, hơn nữa túi còn có thể rách, vỡ giữa chừng nữa.
Túi trữ sữa nào tốt? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại túi sữa với nhiều kích cỡ khác nhau như 30ml, 120ml, 180ml, 240ml.... Mẹ nên căn cứ vào cữ ăn của bé để mua loại túi phù hợp. Chẳng hạn mỗi cữ ăn của bé chỉ có 120ml thì chỉ nên mua loại 120ml hoặc ít hơn. Điều này sẽ giúp cho mẹ dễ dàng rã đông sữa theo từng cữ ăn, tránh lãng phí.
2.2 Bình chứa sữa mẹ
Sử dụng bình để bảo quản sữa cũng được các bà mẹ thường xuyên sử dụng. Nhất là các mẹ trữ sữa trong vài ngày thì việc sử dụng bình sẽ tiện và tiết kiệm hơn rất nhiều so với túi. Bình chứa sữa mẹ có thiết kế và chất liệu như bình bú sữa cho bé.
Chỉ khác một điều là chúng có nắp thay thế cho núm vú. Sử dụng bình chứa sữa mẹ để giữ sữa từ cơ quan về đến nhà tiện hơn rất nhiều so với túi đựng sữa.
Bình trữ sữa loại nào tốt? Các bình chứa sữa mẹ cũng được làm bằng các loại nhựa an toàn không chứa BPA hoặc bằng thủy tinh. Chúng cũng có rất nhiều kích cỡ để mẹ lựa chọn. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng rất nhiều lần bằng cách tiệt trùng qua nước sôi hoặc máy tiệt trùng bình sữa.
Nhược điểm của bình chứa sữa mẹ đó là giá thành đắt hơn so với túi đựng. Hơn nữa việc trữ đông sữa trong bình sẽ mất rất nhiều diện tích trong tủ. Và thời gian rã đông sữa trong bình cũng lâu hơn so với túi.
Ngoài ra bạn có thể bảo quản sữa mẹ trong các cốc đựng sữa mẹ. Chúng có thiết kế dạng cốc để xếp chồng lên nhau nên sẽ tiết kiệm được rất nhiều diện tích trong tủ chứa.
3. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Đương nhiên việc cho bé bú trực tiếp là tốt nhất và các chuyên gia cũng khuyên bạn nên thực hiện điều đó nếu có thể. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện điều này. Hầu như các bà mẹ đi làm muốn nuôi con bằng sữa mẹ đều chọn giải phải vắt và bảo quản sữa trong tủ lạnh để bé ăn dần.
Mặc dù sữa của bạn được lưu trữ càng lâu thì càng mất nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên sữa mẹ được bảo quản lạnh vẫn có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé hơn sữa công thức. Vì vậy, việc vắt và bảo quản sữa mẹ vẫn được rất nhiều mẹ áp dụng.
Câu hỏi đặt ra ở đây là sữa mẹ vắt ra để được bao lâu vẫn an toàn và giữ được chất dinh dưỡng? Vấn đề này phụ thuộc vào môi trường, nhiệt độ bảo quản, sử dụng dụng cụ gì để lưu trữ sữa...
Sữa mẹ để nhiệt độ phòng được bao lâu? Sữa mẹ mới vắt có thể được giữ ở nhiệt độ phòng từ 22° C đến 26° C trong tối đa 4 giờ. Từ 19° C đến 22° C sữa có thể giữ được từ 6-10 giờ. Còn trên 26° C, sữa chỉ ổn định tối đa 1 giờ, sau đó sẽ có dấu hiệu chua. Mẹ không nên cho bé uống.
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong túi đá đông lạnh hoặc túi giữ nhiệt đá khô. Cách này thường được áp dụng đối với các mẹ vắt sữa ở ở quan và cần bảo quản từ cơ quan về nhà. Thời gian tối đa để sữa mẹ vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng khi bảo quản trong túi đá là 24h.
Túi giữ nhiệt đá khô có thể bảo quản đến 24 giờ
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong ngăn mát tủ lạnh? Với nhiệt độ 4° C trong ngăn mát tủ lạnh, bạn có thể bảo quản sữa đến tận 8 ngày. Với nhiệt độ tủ lạnh lớn hơn 4° C thì bạn chỉ nên để sữa trong ngăn mát tối đa là 72h.
Bảo quản sữa ở ngăn mát tủ lạnh chỉ nên áp dụng với những mẹ không quá nhiều sữa, bé có thể ăn hết sữa trong vòng 3-4 ngày. Sữa được để trong ngăn mát sẽ đỡ mất chất của sữa hơn so với ngăn đá.
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong ngăn đá tủ lạnh. Với nhiệt độ từ 0° C đến -18° C ở ngăn đá tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được từ 3-4 tháng. Tuy nhiên, thời gian này sẽ dao động vào vì trí bạn để. Nếu để ở cánh cửa hoặc gần ngoài cửa ngăn đá thì thời gian bảo quản sẽ giảm đi.
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong tủ đông sâu? Với những tủ đông sâu chuyên dụng, nhiệt độ luôn ổn định ở mức -18° C thì sữa có thể bảo quản 6 tháng đến 1 năm.
Tủ đông chuyên dụng có thể bảo quản sữa từ 6 đến 12 tháng
Mặc dù sữa nếu được bảo quản đúng cách có thể để lâu đến tận 6 tháng và chắc chắn nó vẫn tốt hơn sữa công thức. Nhưng trên thực tế, sữa để càng lâu thì các kháng thể trong sữa mẹ và vitamin C trong sữa sẽ mất đi càng nhiều. Hơn nữa sữa mẹ đông lạnh còn có thể mất mùi vị. Vì vậy, bạn nên cho bé uống càng nhanh càng tốt nhé.
4. Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất
Khi nói đến việc bảo quản sữa mẹ hay thắc mắc sữa mẹ vắt ra để được bao lâu bạn cần nhớ một nguyên tắc đó là sử dụng tủ lạnh để bảo quản sữa mẹ ngắn hạn và tủ đông để lưu trữ lâu dài. Và cách bảo quản sữa mẹ chủ yếu tùy thuộc và lượng sữa và thời gian bạn muốn sử dụng.
Nếu bạn có kế hoạch sử dụng nó trong 2-3 ngày thì làm lạnh tốt hơn đông lạnh. Bởi sữa đông lạnh chắc chắn sẽ mất đi một số chất dinh dưỡng như chất chống nhiễm trùng, vitamin c... Và trước khi bảo quản sữa mẹ, bạn nên thực hiện đủ các bước sau.
+ Tiệt trùng máy hút sữa, rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện việc vắt, hút sữa để tránh vi khuẩn xâm nhập vào sữa gây hỏng.
+ Sử dụng túi, hộp, cốc trữ sữa đã được tiệt trùng. Nếu đông lạnh không nên sử dụng chai thủy tinh vì nó rất dễ bị nứt hoặc sứt mẻ.
+ Dán nhãn và ghi giờ, ngày, tháng vào chai và túi đựng sữa mẹ. Nên bỏ những cái mới nhất vào trong và đẩy những hộp cũ ra ngoài để ưu tiên sử dụng trước.
+ Nếu trữ đông bạn nên lựa chọn dung tích thích hợp để lưu trữ sữa theo từng cữ ăn của bé. Tránh việc rã đông sữa quá nhiều gây hỏng và lãng phí.
+ Đóng khóa túi và nắp bình cẩn thận trước khi cho vào tủ, tránh gây đổ. Với túi trữ sữa, nên để một khoảng trống ở trên để tránh việc căng kích quá mức gây rách túi.
Lưu ý về cách trữ sữa mẹ trong tủ lạnh. Cần kiểm soát được nhiệt độ trong ngăn mát và ngăn đá của tủ lạnh nhà bạn. Nếu bạn chỉ cho bé uống sữa trong vòng 2-3 ngày thì nên giữ sữa trong ngăn mát sẽ giúp giữ được chất dinh dưỡng và không cần lo lắng về việc rã đông sữa.
Khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh cần giữ sữa ở một khu vực riêng biệt, tránh thức ăn, đặc biệt là thức ăn sống...Nên để sữa vào sâu bên trong, tránh để sữa ở cánh tủ lạnh vì nhiệt độ ở đây thường cao và không ổn định, dễ làm hỏng sữa.
Cần kiểm soát nhiệt độ tủ lạnh để tránh gây hỏng sữa
Có thể trộn sữa nhiều lần bơm không? Tốt nhất là không nên. Nhưng nếu sữa của bạn ít và sử dụng trong một thời gian ngắn thì vẫn có thể trộn sữa mới và sữa cũ nhé. Tuy nhiên, nên làm lạnh sữa mới trước khi cho vào sữa cũ và ghi ngày sử dụng theo ngày của sữa cũ để theo dõi.
Không nên rã đông và đông lạnh sữa mẹ nhiều lần. Bởi làm như vậy sẽ tạo điều kiện có vi khuẩn phát triển và làm giảm chất lượng của sữa. Bởi thế mình mới nhắc đi nhắc lại là cần chọn dung thích thích hợp theo từng cữ ăn của bé để đông lạnh sữa.
5. Giải đáp một số thắc mắc
Cách bảo quản sữa mẹ trong ngày? Bảo quản sữa mẹ trong ngày bạn chỉ cần cho vào bình trữ sữa và để trong ngăn mát tủ lạnh. Khi cho đến cữ ăn của bé, bạn có thể cho ra ngoài tủ lạnh 30 phút hoặc ngâm với nước thường, hoặc nước ấm dưới 40 độ. Khi sữa vừa đủ ấm thì mẹ có thể cho bé ăn. Thời gian ngâm tối đa không quá 30 phút và phải cho bé ăn sữa đã hâm trong vòng 1 giờ.
Cách hâm sữa mẹ trữ đông? Đặt sữa cần rã đông vào ngăn mát tủ lạnh vào buổi tối trước khi bạn có ý định sử dụng để sữa tan dần. Sau đó ngâm trong nước thường hoặc nước ấm dưới 40 độ đến khi có thể cho bé ăn. Bạn có thể thay nước 2-3 lần trong lúc ngâm để sữa nhanh ấm.
Rã đông sữa mẹ bằng cách ngâm nước ấm dưới 40 độ C
Đặc biệt không rã đông sữa trong lò vi sóng hoặc ngâm trong nước sôi. Vì nó sẽ làm biến đổi chất lượng và mất các kháng thể có trong sữa mẹ.
Cách sử dụng sữa mẹ trữ đông tốt nhất là nên sử dụng hết trong vòng 1 giờ sau khi hâm nóng. Sữa mẹ rã đông để được bao lâu? Sau khi rã đông trong tủ lạnh bạn có thể để tối đa từ 2-3 ngày trong ngăn mát tủ lạnh.
Sữa mẹ để trong máy hâm sữa được bao lâu? Các chuyên gia cũng khuyến cáo sau khi rã rông làm ấm là điều kiện rất thuận lợi để vi khuẩn phát triển, vì vậy sữa mẹ trong máy hâm cũng nên dùng tối đa trong 1h sau khi đã hâm nóng.
Lời kết:
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết nhất để bảo quản sữa mẹ đúng cách để bé sử dụng an toàn. Hi vọng sau bài viết này bạn đã giải đáp được thắc mắc sữa mẹ vắt ra để được bao lâu và lựa chọn được cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất.
BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ
- Địa chỉ: 102/37/13 Bình Long, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP HCM
- Hotline: 089.8877.688
- Email: babymomworldvn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/tasuamevabevn
Xem thêm