Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Bởi đây là nền tảng cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là việc mà các thai phụ cần làm để duy trì sức khỏe cho chính mình.

Những thực phẩm bà bầu nên ăn trong thai kỳ được bất mí trong bài viết này sẽ giúp ích cho sự phát triển của mẹ và thai nhi. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho các bà mẹ đang mang thai và chuẩn bị mang thai.

Vì sao phải chú ý bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu?

Dinh dưỡng cho bà bầu luôn là mối quan tâm hàng đầu trong thai kỳ. Không phải ngẫu nhiên mà các mẹ bầu lại được khuyên ăn uống đủ chất, lựa chọn kỹ các loại thực phẩm. Vì những thực phẩm bà bầu nên ăn hàng ngày không chỉ được chuyển hóa thành năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Những chất này còn là nguồn dinh dưỡng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Khi mang thai, một số bà bầu có biểu hiện mệt mỏi; chán ăn và thèm những thức ăn theo sở thích của mình. Vì thế, cơ thể người mẹ có thể thiếu đi những chất cần thiết cho sự phát triển của bào thai. Cụ thể như: chất đạm; sắt; canxi; magie… Trong khi đó, nhu cầu bổ sung dưỡng chất ở giai đoạn này lại cao hơn mức bình thường. Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn có thể dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc cho bé về lâu dài. Vì thế, mẹ bầu nên cân nhắc và xây dựng một chế độ dinh dưỡng thật hợp lý và khoa học hơn trong giai đoạn này.

 

Những thực phẩm bà bầu nên ăn

1. Chất đạm và chất béo

Chất đạm và chất béo giúp xây dựng và phát triển cơ thể của bé từ cơ bắp; các lớp mỡ cho đến bộ não. Ngoài ra, chất béo rất cần thiết cho quá trình hấp thu vitamin tan trong dầu như vitamin A; D; E… Dưới đây là những thực phẩm bà bầu nên ăn để bổ sung chất đạm và chất béo:

  • Thực phẩm từ động vật như: thịt bò; thịt heo; cá; tôm; trứng;
  • Thực phẩm từ thực vật như: đậu tương; đậu xanh; các loại đậu khác; mè (vừng); đậu phộng (lạc)…
  • Các loại thịt như thịt như: ba chỉ heo; thịt bò,; các loại cá béo cũng là nguồn cung cấp chất béo mà bạn có thể sử dụng.

Tuy nhiên, các chuyên gia về dinh dưỡng lại cho rằng, bà bầu nên dùng các loại dầu từ thực vật như dầu olive; dầu hướng dương; dầu mè; dầu nành; dầu hạt cải; dầu gạo… Các loại dầu này không chỉ tốt cho tim mạch mà còn chứa các loại vitamin tan trong chất béo.

 

2. Những thực phẩm bà bầu nên ăn: Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là nhóm vi lượng không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Bởi chúng giúp bảo vệ cơ thể của mẹ chống lại bệnh tật và sự lão hóa. Cụ thể như:

  • Vitamin C tăng sức đề kháng.
  • Vitamin D tăng sức đề kháng và tăng cường khả năng hấp thụ canxi cho xương và răng.
  • Vitamin nhóm B tăng chuyển hóa năng lượng trong cơ thể…
  • Sắt tham tham gia tạo máu và là một phần quan trọng để cấu tạo nên nhiều enzyme cho cơ thể.
  • Canxi giúp hình thành răng và xương của bé, giúp bé đạt được kích thước “chuẩn” khi ra đời.

Do đó, trong thai kỳ những thực phẩm bà bầu nên ăn để bổ sun vitamin và khoáng chất gồm: các loại trái cây, rau củ quả, ngũ cốc,… để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu cần ghi nhớ không nên nấu thức ăn quá chín. Bởi vì một số loại vitamin dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, để hấp thụ tốt rất nhiều loại vitamin, thực phẩm giàu chất béo chính là các món ăn tốt cho bà bầu.

 

3. Chất xơ

Những thực phẩm bà bầu nên ăn là thực phẩm giàu đam, chất béo, vitamin và khoáng chất.

 

Bà bầu nên bổ sung gì? Chất xơ giúp cho quá trình bài tiết thức ăn thừa ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Những thực phẩm bà bầu nên ăn để bổ sung chất xơ là rau xanh và trái cây. Ngoài ra, các món ăn tốt cho bà bầu giàu chất xơ còn có các loại rau câu; tảo biển hoặc bột rau chứa nhiều chất xơ hòa tan.

 

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn

1. Thực phẩm chứa chất kích thích

Rượu bia, cà phê là những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong suốt thai kỳ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ của việc bà bầu sử dụng quá nhiều những loại thức ăn; đồ uống có chất kích thích và hạn chế khả năng ngôn ngữ; học hỏi cũng như chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em.

Hơn nữa, khi mẹ dùng đồ uống có cồn, thai nhi sẽ phải mất gấp đôi thời gian so với mẹ để thải hết lượng cồn ra khỏi máu. Điều này làm nguồn năng lượng cần cho quá trình phát triển của bé trong bụng mẹ bị giảm đi đáng kể.

Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ sinh non và thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động đều có thể dẫn đến biến chứng thai kỳhoặc sinh non. Vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần tránh hẳn việc hút thuốc; uống rượu bia và các chất kích thích.

 

2. Thức ăn chứa nhiều muối

Trong những tháng cuối thai kỳ, thực đơn của bà bầu nên có những món ăn những món ăn nhạt. Vì muối sẽ làm cơ thể tích nước dẫn đến phù nề. Ăn quá nhiều muối cũng khiến mẹ bầu dễ bị tăng huyết áp; có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

 

3. Thức ăn nghèo dinh dưỡng

Có thể liệt kê các loại thức ăn, đồ uống nghèo dinh dưỡng như kẹo ngọt; nước ngọt; bánh snack; bánh tráng trộn; gỏi khô bò… Những món ăn này lhi đã qua chế biến, lượng dinh dưỡng trong thực phẩm giảm đi. Đó là chưa kể, mẹ bầu hoàn toàn không biết chúng có được chế biến một cách hợp vệ sinh hay không. Vì thế, thai phụ nên tránh dùng những món ăn này để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

 

Chế độ dinh dưỡng và những thực phẩm bà bầu nên ăn theo từng tháng

1. Tam cá nguyệt thứ nhất

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, có thể mẹ bầy bị ốm nghén; hay buồn nôn khi ngửi hoặc thấy mùi thức ăn. Tuy nhiên, giai đoạn này rất quan trọng để hình thành các cơ quan của phôi thai. Vi thế, dù không ăn được nhiều nhưng mẹ cũng cần cân bằng các chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày.

Trong giai đọa này, mẹ bầu nên bổ sung acid folic khoảng 400 mcg/ngày. Bên cạnh đó, chất sắt và canxi là hai nhóm chất cần được bổ sung liên tục trong suốt thai kỳ. Điều này để tránh tình trạng thiếu máu và loãng xương cho mẹ bầu về sau. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp nếu thiếu dưỡng chất. Và điều này cần phải được tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng mẹ nhé.

 

2. Tam cá nguyệt thứ hai

Giai đoạn này, mẹ sẽ không còn lo bị ốm nghén “hành hạ” nữa. Lúc này, thai nhi cũng bước vào thời kỳ phát triển hệ xương; não bộ và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Do đó ngoài các chất acid folic; sắt; canxi, những thực phẩm bà bầu nên ăn cần phải giàu chất kẽm và có liều lượng 20mg/ngày. Việc thiếu kẽm sẽ khiến thai nhi bị nhẹ cân; thấp bé; dị tật bẩm sinh;…

 

Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của các bác sĩ, trong tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu cần đảm bảo khẩu phần ăn khoảng 300 – 400 kcal/ngày. Nếu mẹ bầu ăn uống quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cân quá mức. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến vóc dáng; tâm lý sau sinh; tăng nguy cơ tiểu đường; tăng huyết áp và tiền sản giật trong thai kỳ.

 

3. Tam cá nguyệt thứ ba

Giai đoạn này là thời điểm cần sự phát triển vượt bậc về cân nặng của thai nhi. Mỗi này, mẹ bầu cần tăng khẩu phần ăn lên khoảng 400 kcal/ngày để đảm bảo cho sự phát triển cân nặng của thai nhi.

Trong giai đoạn này, bà bầu nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C để hỗ trợ cho sự hấp thụ sắt và canxi; đồng thời tránh nguy cơ vỡ ối và sinh non. Thời điểm này do hormone thay đổi cũng như thai nhi đang lớn dần sẽ gây áp lực lên vùng chậu và bàng quang khiến mẹ bầu bị táo bón; đầy bụng. Những thực phẩm bà bầu nên ăn để tránh tình trạng này là rau quả củ; trái cây; sữa chua; rau câu…

Hy vọng với những thông tin về những thực phẩm bà bầu nên ăn sẽ giúp ích cho các thai phụ trong suốt thai kỳ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là chìa khóa vàng để thai nhi phát triển toàn diện. Xin chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong suốt 9 tháng 10 ngày nhé!

 

 

BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng