MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH

Mẹ biết không, núm dú có thể thay đổi hình dạng, kích thước theo từng giai đoạn đó.

Khi mang thai núm sẽ to hơn bình thường. Quầng vú cũng sẫm màu hơn do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, các tuyến montgomery cũng hoạt động mạnh mẽ, khiến vùng nhũ hoa xuất hiện các đốm trắng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, mẹ không nên nặn những nốt sần này vì có thể gây tổn thương núm dú

Về cuối thai kỳ, n.gực của mẹ có thể tiết ra sữa non. Sữa non chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng.

Khi cho con bú, những mẹ có núm to, núm phẳng hoặc núm tụt sẽ khó để bé ngậm đúng khớp. Nếu để khớp ngậm của bé sai trong thời gian dài, mẹ có thể bị đau, sưng núm và giảm lượng sữa, tắc sữa. Nếu mẹ mong muốn có thể cho bú một cách thoải mái, nhẹ nhàng, thì những tip sau là dành cho mẹ đó!

 

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'MUÔN KIỂU NÚM DÚ & TIPS CHO CON BÚ Núm vú bình thường Núm vú to em EASY Bi Núm vú phằng Núm vú tụt'

 

1️⃣ NÚM BỰ QUÁ DỒI, PHẢI LÀM SAO, PHẢI LÀM SAO

Kích thước của núm zú không phải yếu tố then chốt quyết định việc bé có bú mẹ thành công. Núm to có khó không - quả thực là khó. Nhưng, điểm mấu chốt là bé cần ngậm hết núm zú và một phần quầng zú vào miệng. Nếu chỉ ngậm mình núm, miệng bé sẽ không thể ép vào xoang sữ.a ở quầng zú, dẫn đến ăn không hiệu quả, dể gây sưng và đau núm zú.

Núm zú to không quá ảnh hưởng với các bác sinh đủ tháng. Tuy nhiên, nếu bé sinh thiếu tháng hoặc miệng con nhỏ chúm chím thôi thì sẽ cần hỗ trợ một chút.

 

? ĐIỀU MẸ NÊN LÀM

Một số cách giúp bé ngậm được núm zú to:

- Dùng trợ ti: cần sự hướng dẫn của tư vấn viên sữ.a mẹ để dùng đúng cách, giúp cố định núm zú và bé bú mút dễ dàng hơn.

- Thử tư thế ôm bóng (hình minh họa): cho con bú tư thế này rất tốt với các mẹ núm zú to, mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy núm zú và miệng con khi con ngậm vào để điều chỉnh.

 

2️⃣ CUỘC ĐỜI NÀY PHẲNG LẶNG HƠN CẢ NÚM DÚ CỦA TÔI

Thường thì núm zú sẽ nhô ra ở giữa quầng zú. Ở một số mẹ thì núm zú chỉ nhô ra khi có kích thích. Một số khác thì dù có làm chiêu trò gì - chịu, chẳng thể nhô lên được.

Về lý thuyết, núm phẳng vẫn cho con bú ngon lành - vì bé cần ngậm ngậm quầng cơ mà. Nhưng thực tế thì đâu có đơn giản như vậy: Vùng bầu căng phẳng làm bé dễ tuột khớp ngậm và khiến mẹ đau.

 

? ĐIỀU MẸ NÊN LÀM

- Vắt tay hoặc hút máy bớt một ít sữ.a trước khi cho con bú sẽ giúp bầu mềm và con ngậm dễ dàng hơn.

- Đổi cách giữ zú: Kẹp zú bằng 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón cái hoặc ngón trỏ và ngón giữa) để giúp núm nhô ra hơn và bé ngậm được nhiều mô zú hơn.

- Dùng dụng cụ chụp núm (như hình): Đây là dụng cụ bằng nhựa mẹ đặt vào bên trong áp ngực để nếu rò sữ.a thì hứng vào đấy ạ. Giúp núm zú không bị áo ngực ép vào, khi zú căng sữ.a đỡ bị đau và dùng lâu dài có thể tác dụng lực nhẹ nhàng lên chân núm zú và giúp núm trồi ra dần.

- Thực hiện kĩ thuật làm mềm áp lực ngược: Dùng ngón tay ấn lên phần xung quanh chân núm zú (như hình) để làm mềm quầng zú và giảm sưng núm, giúp núm nhô lên.

 

3️⃣ NẾU AI HỎI VỀ ĐIỀU GÌ SÂU THẲM NHẤT, TÔI SẼ NÓI LÀ NÚM DÚ CỦA TÔI

Tương tự như trường hợp zú phẳng, nhiều mẹ núm tụt vẫn có thể cho con bú, miễn là bé vẫn có thể ngậm vào zú đúng khớp và tăng cân đều đặn thì không cần can thiệp gì. Tuy nhiên, nếu con sai khớp ngậm thì có thể dẫn tới việc con không bú đủ sữ.a để tăng trưởng tốt.

Nếu mẹ đang mang thai mà thấy núm zú tụt thì cũng đừng quá lo lắng nè, núm có thể sẽ nhô ra ở 3 tháng cuối thai kỳ hoặc khi bắt đầu cho con bú đó.

 

? ĐIỀU MẸ NÊN LÀM

Nếu sau khi sinh núm zú của mẹ vẫn tụt vào thì mẹ vẫn có thể áp dụng những cách sau để giúp con ngậm zú dễ dàng hơn.

- Dùng trợ ti: nhớ là cần sự hướng dẫn của bác sĩ chứ không dùng đại được nhen, đau á!

- Dùng dụng cụ kéo núm zú tụt nhô ra ngoài: cái này cũng cần thực hiện hết sức cẩn thận và không được nóng vội, vì vậy mẹ nên nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Dùng chụp núm: cũng giống như trường hợp núm phẳng.

- Đổi tư thế bế: dùng tư thế ôm bóng giúp giữ đầu và miệng bé ở vị trí thích hợp để ngậm bắt zú.

- Kẹp zú: dùng hai ngón tay kẹp zú kiểu chữ C hoặc V để ép quầng zú lại và bé dễ ngậm hơn.

- Dùng dụng cụ hút sữ.a bằng tay hoặc máy hút sữ.a trước khi cho con bú để kéo núm zú trồi ra. Có nhiều mẹ trước khi cho con bú mà hút là nó trồi, con bú xong nó lại tụt nhưng mà cứ kiên trì làm dần dần là nó sẽ trồi hẳn ra ấy.

Ngoài ra mẹ cũng cần theo dõi cân nặng của em bé chặt chẽ. Cân nặng tăng tốt là một yếu tố để đánh giá con đã bú no và bú hiệu quả đó ạ.

Dù mẹ đang trong hình dáng núm thế nào thì điều quan trọng nhất vẫn là KHỚP NGẬM CHUẨN và MẸ ĐỦ SỮA.

Mẹ hãy nhớ con cần há to, ngậm sâu, Đa phần các bé đều có thể ngậm mà không gặp vấn đề nào lớn, lúc mới sinh miệng con còn nhỏ có thể rất khó há to để ngậm thì các mẹ kết hợp massage kích thích phản xạ gốc để con há to và ngậm dễ hơn. Mình từng chỉnh khớp ngậm cho những mẹ mà con chưa há to đã ngậm vào zú, mẹ đau điếng vì bị con nghiến ngay núm. Sau đó mẹ biết cách giúp con há to, canh đúng lúc thời điểm để cho con ngậm vào, thế là chốt được khớp ngậm sâu, con mút sữ.a ực ực, mẹ không còn kêu đau nữa mà việc cho con bú lại còn rất thư giãn luôn.

 

Có thể là hình ảnh về ‎văn bản cho biết '‎CUỘC ĐỜI PHẲNG LẶNG NHƯ NÚM DÚ TÃI Kẹp dú Se 들을 BHST 美 Dùng chụp ti Vắt tay ر ه Kĩ thuật làm mềm áp lực ngực‎'‎

 

 

 

Không có mô tả ảnh.

 

 

Có thể là tranh biếm họa về văn bản cho biết 'TÔI SỞ HỮU MỘT NÚM DÚ TỤT Kẹp dú em Dùng dụng cụ hồ trợ núm Thử tư thế ôm bóng Dùng dụng cụ/ máy hút sữa'

BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng