Hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu: Cảnh báo nguy cơ sảy thai cho mẹ!

Hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu là điều khiến nhiều mẹ bầu lo lắng vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thai lưu, sảy thai. Mẹ tìm hiểu ngay!

Hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu khiến mẹ bầu vô cùng bất an vì đây là một biến chứng khá hiếm nhưng cực kỳ nguy hiểm và làm tăng nguy cơ sảy thai cho mẹ. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu ở mẹ bầu là gì?

Thống kê cho thấy cứ 100 mẹ bầu thì sẽ có 1 mẹ bị bong rau thai. Hiện tượng này thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba, nhưng mẹ vẫn có thể bị bong rau thai bất cứ lúc nào sau tuần 20 của thai kỳ.

Rau thai hay nhau thai được phát triển trong tử cung của mẹ khi mang thai. Đây là bộ phận đặc biệt ở dạ con, là nơi thực hiện trao đổi chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến thai nhi và giúp loại bỏ chất thải tích tụ trong máu của bé.

Rau thai được “gắn” vào thành tử cung của mẹ và được nối với em bé thông qua sợ dây rốn. Hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu là khi rau thai bị tách khỏi tử cung của mẹ quá sớm, trước cả khi em bé sẵn sàng chào đời.

 

 

Một số dấu hiệu cho thấy mẹ gặp hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu là:

  • Đau bụng hoặc lưng
  • Đau hoặc bị co thắt tử cung
  • Nhịp tim của em bé bất thường
  • Chảy máu âm đạo
  • Chảy một lượng nhỏ nước ối

Khi bị bong, rau thai có thể bong ra hoàn toàn hoặc bong ra một phần. Điều này có thể làm giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng cho em bé và gây chảy máu nhiều ở mẹ. Hiện tượng bong rau thai cực kỳ nguy hiểm cho mẹ và bé. Vì thế, nếu phát hiện các dấu hiệu bong rau thai, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

 

Nguyên nhân gây ra hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu

Hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu thường xuất hiện do các nguyên nhân sau đây:

  • Có tiền sử bong rau thai trong những lần mang thai trước: Nếu mẹ đã từng bị bong rau thai trước đây, thì mẹ sẽ có 10% khả năng gặp lại tình trạng này ở lần mang thai sau.
  • Huyết áp cao: Bị huyết áp cao có thể khiến mẹ gặp hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu.
  • Chấn thương bụng: Mẹ bị ngã hay bụng bị va chạm mạnh dễ gặp hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu.
  • Rối loạn đông máu: Rối loạn đông máu làm tăng khả năng hình thành cục máu đông, khiến rau thai tách xa ra khỏi thành tử cung và bị bong.
  • Điều kiện chăm sóc thai kém: Mẹ sẽ có khả năng bị bong rau thai nếu mẹ ăn uống thiếu chất, làm việc nặng nhọc, nhiễm độc thai nghén, điều kiện chăm sóc thai không đảm bảo.

 

Nguy cơ gia tăng khả năng mắc hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu

Mẹ cần nắm các nguy cơ làm tăng khả năng bị hiện tượng bong rau thai để phòng tránh.

  • Tuổi tác: Nếu mẹ mang thai trên 35 tuổi hoặc nhỏ hơn 20 tuổi, mẹ sẽ có tỉ lệ rau bong non cao hơn so với ở các độ tuổi còn lại.
  • Hút thuốc lá: Phụ nữ hút thuốc lá có khả năng cao bị bong rau thai.
  • Uống rượu, sử dụng Cocain hoặc ma túy khác: Bong rau thai thường xảy ra ở 10% phụ nữ sử dụng cocaine, đặc biệt trong ba tháng cuối của thai kỳ.

Hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

1. Biến chứng đối với mẹ

Nếu mẹ chỉ bị bong một phần nhỏ của rau thai thì sẽ không gây ra nhiều vấn đề. Nhưng nếu mẹ bị bong một phần lớn rau thai hoặc bong hoàn toàn rau thai ra khỏi tử cung, điều này có thể gây ra hậu quả như:

  • Bị mất nhiều máu
  • Sảy thai
  • Đe dọa đến tính mạng của mẹ

 

2. Biến chứng đối với thai nhi

  • Sảy thai
  • Thai chết lưu: Thai nhi khả năng sẽ bị chết trong bụng mẹ nếu mẹ mang thai được ít nhất 20 tuần.

Do đó, nếu mức độ bong của mẹ khoảng 30%, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai lên tới 50%. Nhưng nếu mức độ trên 50% thì tỉ lệ thai nhi sống sót sẽ gần bằng 0. Hơn nữa, mẹ gặp hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu có thể dẫn đến thai nhi chết lưu, thậm chí là tử vong đối với mẹ.

 

Mẹ bầu gặp hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu nên làm gì?

Mẹ hẳn sẽ tự hỏi, nếu gặp hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu thì nên làm gì? Tùy vào thể trạng của mẹ và mức độ nghiêm trọng mà mẹ sẽ được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Trong trường hợp này, mẹ sẽ phải nhập viện để theo dõi.

  • Nếu kết quả cho thấy rau thai bị bong không quá nghiêm trọng và nhịp tim của thai nhi vẫn bình thường thì mẹ có thể nằm viện điều trị nội tiết, giamt co và chờ đến khi ngừng chảy máu rồi có thể về nhà theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp nếu rau bong hoàn toàn, ra máu âm đạo nhiều thì mẹ cần vào viện để được bác sĩ hỗ trợ.

 

Ngoài ra, 3 tháng đầu là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm nên khi gặp hiện tượng bong rau thai, mẹ cần phải nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển,kiêng quan hệ tình dục trong thời gian này.

Tóm lại, nếu mẹ gặp các dấu hiệu bị bong rau thai thì hãy luôn bình tĩnh và đến gặp bác sĩ để được can thiệp và chữa trị kịp thời.

 

 

 

BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng