Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu “Đúng cách” như chuyên gia

1, Hãy nhắc nhở bà bầu đi khám định kỳ

Trong 3 tháng đầu, đây là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất trong suốt 9 tháng “mang nặng” của mẹ. Đặc biệt, đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển giác quan cùng các cơ quan trong cơ thể. Nếu không được kiểm tra đầy đủ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh nguy hiểm.

Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu
Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu

Đặc biệt, nếu các mẹ thực hiện đầy đủ các buổi thăm khám cũng là cơ hội để mẹ biết thêm về tình trạng sức khỏe của mình để chăm sóc theo hướng tốt nhất đấy nhé.

2, Cẩn thận trong mọi chuyện

Vào tuần thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có những biểu hiện rõ nét nhất của mang bầu. Hãy đi khám bác sỹ để xác định chắc chắn. Nếu đã chắc chắn, bạn hãy lên kế hoạch ăn uống ngủ nghỉ hợp lý.

Các mẹ cũng nên nhớ 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất của thai kỳ vì thai mới hình thành còn rất yếu, hãy lưu ý trong ăn uống và vận động để tránh động thai, sảy thai.

3, Nuôi dưỡng thai kỳ bằng chế độ ăn lành mạnh

Thực phẩm cần bổ sung

Dinh dưỡng là bắt nguồn cho tất cả: Một cơ thể khỏe mạnh, một thai kỳ suôn sẻ. Đây cũng là bước đầu tiên cần lưu ý trong cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu. Mẹ bầu 3 tháng đầu không thể thiếu những dưỡng chất quan trọng sau:

Axít folic: Axít folic hay vitamin B9 giúp giảm dị tật ống thần kinh xảy ra trong quá trình hình thành các bộ phận của thai nhi.

Sắt: Chất sắt tham gia vào quá trình tạo máu. Muốn tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ vitamin C.

Canxi: Canxi và vitamin D là “đôi bạn cùng tiến” mà mẹ có thể tìm thấy trong nhiều thực phẩm như sữa, phô mai, yogurt, trứng…

Ngoài những “tiêu điểm” kể trên, mẹ cũng cần các nhóm chất dinh dưỡng khác như carbohydrate (bột đường), protein (đạm), chất béo, các vitamin và khoáng chất.

Những thực phẩm cần kiêng

Đu đủ xanh: Mẹ bầu lưu ý, đu đủ xanh chỉ tốt khi mẹ đã sinh con và cho bé bú. Nếu ăn đu đủ xanh trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ dễ dẫn tới nguy cơ sảy thai.

Rau chùm ngây: Tuy được mệnh danh là “vua” của các loại rau giàu dinh dưỡng, chùm ngây lại không phải là lựa chọn cho bà bầu vì có thể gây sảy thai.

Rau sam: Loại rau này không phổ biến lắm nhưng mẹ vẫn nên thận trọng, tránh ăn trong 3 tháng đầu vì có thể gây sảy thai.

Dứa: Sẽ khiến mẹ có nguy cơ bị sẩy thai.

Đồ sống: Rau sống, thịt, cá, trứng sống … mẹ bầu cần kiêng trong suốt thai kỳ vì chúng có thể chứa các loại vi khuẩn nguy hiểm.

4, Chăm sóc giấc ngủ

Trong những cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu, giấc ngủ là một phần quan trọng cần chú ý. Để ngủ ngon vào buổi tối, mẹ nên tránh để cơ thể mệt mỏi, ăn một lượng thức ăn vừa phải vào buổi tối và lên giường sớm. Ngoài ra, một số mẹo giúp mẹ có giấc ngủ ngon trong 3 tháng đầu bao gồm:

Ngủ đúng tư thế: Mẹ nên tập tư thế ngủ nằm nghiêng bên trái, kê chân lên cao bằng cách lót gối dưới chân để giảm khó chịu.

Luyện tập thể dục đều đặn: Việc duy trì vận động mỗi ngày giúp giảm stress, đồng thời giúp các cơ bắp được thư giãn chống lại triệu chứng chuột rút. Mẹ nên đi bộ mỗi ngày 30 phút và duy trì thói quen này trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, một số lựa chọn lý tưởng khác bao gồm bơi lội, yoga, khiêu vũ

Ngủ trưa vừa phải: Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ khiến mẹ khó ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm.

5, Quan hệ khi mang thai

Trong một số những trường hợp nhất định sau đây, bác sĩ có thể đưa lệnh “cấm vận” trong 3 tháng đầu thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

  • Dọa sảy thai
  • Chảy máu âm đạo nhiều
  • Nhau tiền đạo
  • Có tiền sử sinh non, sảy thai
  • Có các bất thường về nước ối, nhau thai

Nếu không có bất cứ các hiện tượng kể trên quan hệ tình dục khi mang thai vẫn rất an toàn.

 

6, Những hoạt động cần tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Kiêng leo trèo, làm việc nặng vì thai nhi trong giai đoạn này còn khá “mỏng manh”

Kiêng gập người lên xuống thường xuyên để tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng do máu tụ lên não.

Kiêng bắt chéo chân và gập gối vì sẽ làm hạn chế lưu thông máu xuống chân. Đồng thời có thể gây suy giãn tĩnh mạch, triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Kiêng đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột

Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc xịt muỗi, thuốc đuổi côn trùng, các loại hóa chất tẩy rửa…

 

7, Thay đổi thói quen sinh hoạt để khỏe mạnh hơn

Ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên thay đổi những thói quen có hại như:

Thức khuya: Thức khuya khiến mẹ bầu mệt mỏi, đồng thời thai nhi cũng sẽ “kế thừa” tật xấu này của mẹ đấy. Nếu mẹ không muốn bé khóc đêm nhiều vì thói quen ngày ngủ đêm thức thì nên cố gắng đi ngủ sớm ngay từ khi mới mang thai nhé.

Đi đến những chốn đông người: Những nơi đông vui nhộn nhịp không phải là điểm đến lý tưởng cho mẹ bầu vì mẹ có thể bị nhiễm bệnh và gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Tham công tiếc việc: Quá căng thẳng khi mang thai sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Uống nhiều trà và cà phê: Việc uống trà và cà phê khi mang thai có thể làm tim đập nhanh, hồi hộp và đặc biệt, uống quá gần bữa ăn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt.

Như vậy, để có cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu hợp lý, mẹ không chỉ cần quan tâm đến việc nên làm gì mà còn chú ý đến những điều nên kiêng cữ hoặc thay đổi.

BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng