Cẩn thận rối loạn thần kinh về vận động ở trẻ
Nếu bạn thấy con mình có vẻ "hậu đậu", hay té ngã khi di chuyển, hay mất tập trung, có thế bé đã mắc phải chứng Dyspraxia –rối loạn thần kinh về vận động ở trẻ em.
Mẹ cảm thấy bé yêu gặp khó khăn khi đi bộ lên xuống cầu thang? Hoặc bé phải gặp một số vấn đề khi thực hiện những hoạt động thể chất đúng với lứa tuổi như mặc quần áo hay viết chữ? Đừng chê con hậu đậu, vì có thể mẹ sẽ cần giúp bé chữa trị khỏi chứng rối loạn thần kinh về vận động ở trẻ em đấy. Dưới đây là 5 yếu tố nguy cơ, 12 dấu hiệu và 3 cách chữa trị mà mẹ cần biết.
Rối loạn thần kinh về vận động ở trẻ là gì?
Dyspraxia là tên gọi của chứng mất phối hợp động tác hay còn gọi là rối loạn vận động ở trẻ. Trẻ em thường phát triển khả năng để thực hiện các hoạt động đơn giản, chẳng hạn như ngồi, đi bộ và nói chuyện theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, việc mắc chứng rối loạn thần kinh vận động khiến bé thiếu sự phối hợp giữa tâm trí và cơ thể để thực hiện các hoạt động như dự kiến. Ví dụ như khi bé nghĩ đến việc đứng dậy và bước đi nhưng não bộ không phát ra những tín hiệu phù hợp với cơ thể để thực hiện các hành động này.
Việc mắc chứng rối loạn vận động không ảnh hưởng đến trí thông minh của bé. Tuy nhiên bé có thể khá vụng về. Bé bị mắc chứng rối loạn có thể hay lúng túng và dễ cáu gắt, dẫn đến bị cô lập và kỳ thị.
Nguyên nhân của chứng rối loạn vận động chưa được kết luận một cách chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng đó là do bé gặp vấn đề trong hệ thống xử lý thông tin của não bộ. Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ rối loạn vận động ở trẻ:
- Trẻ sinh non
- Trẻ nhẹ cân
- Mẹ mang thai nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy
- Gia đình có tiền sử mắc chứng rối loạn vận động.
- Bé bị chấn thương ở não.
Làm sao để biết bé bị rối loạn thần kinh vận động?
Rối loạn vận động có thể xảy ra cùng với các rối loạn khác, chẳng hạn như thiếu tập trung, rối loạn hoặc chậm phát triển tâm thần.
Trẻ em mắc chứng rối loạn vận động có thể bắt đầu thực hiện các hoạt động bình thường chậm hơn những trẻ bình thường khác như kĩ năng lật, trườn, bò, ngồi, nói chuyên…. Dưới đây là các triệu chứng rối loạn vận động phổ biến ở trẻ nhỏ.
- Bé gặp khó trong việc di chuyển
- Bé dễ bị ngã và hay gặp phải tai nạn
- Bé khó khăn khi tự thực hiện việc vệ sinh cá nhân.
- Bé không thể tự mặc quần áo, nắm giữ các đồ vật, viết chữ hay điều khiển xe đồ chơi.
- Bé gặp khó khăn trong những hoạt động đòi hỏi khả năng tự giữ thăng bằng và những loại vận động yêu cầu phối hợp như leo trèo, đá bóng, v.v…
- Bé có trí nhớ kém, khó khăn trong việc tổ chức và làm theo hướng dẫn
- Bé chậm phát triển kĩ năng nói, nghe và chơi những trò chơi đòi hỏi trí tưởng tượng.
- Bé gặp khó khăn khi tương tác với các bạn cùng trang lứa.
- Bé rất nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng, v.v…
- Bé hay có xu hướng va vào những đứa trẻ khác.
- Bé dễ bị vướng chân
- Bé thường chậm tiếp thu, dễ mắc phải chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc chứng khó đoc.
Nếu mẹ nghi ngờ bé có nguy cơ mắc chứng rối loạn vận động, hãy đưa bé bến bác sĩ ngay lập tức. Các bác sỹ có thể chuẩn đoán chứng rối loạn vận động ở trẻ thông qua một số bài kiểm tra:
- Yêu cầu tiền sử bệnh án của trẻ cũng như những thành viên trong gia đình.
- Sử dụng một phương pháp để đánh giá các kỹ năng vận động thô và tinh của trẻ.
- Bác sỹ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số bài kiểm tra về trí tuệ để loại trừ khả năng bé mắc chứng bệnh khác.
3 phương pháp điều trị rối loạn vận động ở trẻ
Hiện nay chưa có phương pháp đặc biệt nào để điều trị chứng rối loạn thần kinh về vận động ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp để cải thiện tình trạng của bé. Bác sỹ sẽ căn cứ trên kết quả kiểm tra để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho bé.
1. Tăng cường rèn luyện thể chất:
Giáo dục thể chất giúp bé rèn luyện kĩ năng phối hợp và giao tiếp hiệu quả giữa bộ não và \các bộ phận cơ thể. Hãy dạy cho bé một số môn thể thao như đi xe đạp hay bơi lội để giúp bé cải thiện kỹ năng vận động. Chơi những môn thể thao đồng đội giúp bé phát triển các kỹ năng xã hội. Ngoài ra, các bài tập hàng ngày có thể giảm thiểu nguy cơ béo phì ở trẻ.
2. Giao “nhiệm vụ” cụ thể cho bé:
Nó giúp bé thực hiện các hoạt động thường xuyên một cách dễ dàng. Những bài tập vật lý trị liệu có thể dạy bé kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ đơn giản cũng như khó khăn, theo dõi sự tiến bộ và hướng dẫn bé từng bước để hướng bé đến một cuộc sống độc lập.
3. Giao cho bé những nhiệm vụ lớn hơn:
Điều này liên quan đến các hoạt động thường xuyên nhằm tăng cường kỹ năng vận động của bé. Bạn có thể quan sát sự tiến bộ của bé đối với những nhiệm vụ mà trước đó bé phải rất khó khăn để hoàn thành.
Ngoài ra, bé có thể sẽ cần được hỗ trợ trị liệu về mặt ngôn ngữ.
Tình yêu thương, sự kiên trì rèn luyện, giúp đỡ từ gia đình và trong trường học là vô cùng quan trọng để giúp bé vượt qua những thách thức do chứng rối loạn thần kinh về vận động và sớm giúp bé sống một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.
BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ
- Địa chỉ: 102/37/13 Bình Long, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP HCM
- Hotline: 089.8877.688
- Email: babymomworldvn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/tasuamevabevn
Xem thêm