Cách xử lý sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ kịp thời có thể mẹ chưa biết
Sốt xuất huyết ở trẻ có biểu hiện là những cơn sốt cao kèm theo triệu chứng như: Rét run, nổi gai ốc… Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà chỉ nên dùng khi bệnh ở thể nhẹ và cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng thuốc hạ sốt vì có thể khiến tình trạng bệnh của bé trầm trọng hơn.
“Tiết lộ” cách điều trị sốt xuất huyết an toàn cho bé
Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết đúng cách giúp con nhanh khỏi bệnh, đồng thời tránh được các biến chứng nguy hiểm
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây lan do muỗi là vật chủ trung gian lây truyền. Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị chứng sốt, bù nước đúng cách và theo dõi chặt chẽ người bệnh để kịp thời phát hiện khi có dấu hiệu nguy hiểm.
Chỉ tiêu theo dõi đầu tiên là nhiệt độ, căn cứ vào nhiệt độ thân nhiệt của bé để có biện pháp hạ sốt kịp thời nhất.
Hai cách hạ sốt thường gặp: Hạ sốt bằng phương pháp vật lý (chườm mát bằng khăn) và hạ sốt bằng phương pháp hóa học (dùng thuốc) hoặc kết hợp cả 2 phương pháp để quá trình hạ sốt nhanh hơn.
Hạ sốt bằng phương pháp vật lý
Nếu trẻ sốt ở nhiệt độ dưới 38,5 độ C, chưa nên sử dụng thuốc. Các chuyên gia khuyên mẹ nên dùng khăn lau chườm toàn thân cho bé.
Đây là biện pháp hay được áp dụng nhất: Các mẹ dùng khăn nhúng vào chậu nước ấm để lau chườm cho con. Cách này sẽ giúp nhiệt (nóng) của bé truyền sang khăn, giúp bé hạ sốt. Tuy nhiên, cần phải theo dõi trẻ sát sao tránh để sốt cao quá.
Hạ sốt bằng phương pháp hóa học (dùng thuốc)
Chỉ nên sử dụng khi bé sốt cao trên 38,5 độ C, để tránh sốt cao gây co giật, các biến chứng nguy hiểm đến thần kinh. Bộ Y tế cảnh báo, mẹ chỉ nên dùng Paracetamol để hạ sốt, tuyệt đối không sử dụng Ibuprofen, Aspirin do 2 thuốc này gây xuất huyết, nguy hiểm cho bé.
Mẹ cần chú ý liều lượng và cách dùng, đặc biệt là liều dùng Paracetamol. Theo khuyến cáo của bác sĩ Nhi khoa Lê Minh Trác, liều paracetamol với trẻ em là 10-15mg/ kg cân nặng/ 1 lần, 2 lần uống liên tiếp cách nhau 4 - 6 giờ.
Bù nước đúng cách cho trẻ bị sốt xuất huyết
Khi bị sốt xuất huyết, trẻ dễ bị mất nước do sốt cao kéo dài hoặc do nôn mửa, tiêu chảy. Trước hết, để “đền bù” nước cho cơ thể, nên thường xuyên cho bé uống nước, xen kẽ giữa nước lọc, nước hoa quả, sữa… Cùng với đó, trẻ phải được bổ sung oresol (cung cấp nước và điện giải) phù hợp với cân nặng, tình trạng sốt. Để sử dụng oresol đúng cách, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, cách pha, liều dùng trên bao bì và hướng dẫn của dược sĩ.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết - virus xâm nhập làm sức đề kháng, hệ miễn dịch của con bị tấn công. Chính vì vậy, mẹ cần “trang bị đề kháng” cho con bằng cách tăng cường bổ sung dinh dưỡng.
Với trẻ chỉ bú sữa mẹ, cho trẻ bú thường xuyên, trẻ không bú được thì mẹ nên vắt sữa ra, cho trẻ ăn bằng thìa.
Với trẻ đã ăn dặm, kết hợp cho trẻ uống sữa và các loại cháo, súp mềm. Cháo, súp nên nấu cùng nhiều loại thịt, tôm, rau củ để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
Khi nào trẻ cần nhập viện điều trị
Thấy con có dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết, phải đưa bé đi khám tại bệnh viện ngay để bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu bé không nằm trong “Top nguy hiểm”, sẽ được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi điều trị tại nhà, mẹ phải theo dõi trẻ thường xuyên, mẹ chú ý cần cho con nhập viện ngay khi con có dấu hiệu bất thường như: Bỏ ăn, bỏ bú, nôn mửa nhiều, tay chân lạnh, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, trẻ không đi tiểu trên 6 giờ...
Khi trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối mẹ không được chủ quan, chú ý tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh để trẻ không gặp biến chứng.
BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ
- Địa chỉ: 102/37/13 Bình Long, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP HCM
- Hotline: 089.8877.688
- Email: babymomworldvn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/tasuamevabevn
Xem thêm