Bé tập đi sớm là tốt hay xấu – Có thể ba mẹ chưa biết

Bé tập đi là một cột mốc mới luôn được các bậc phụ huynh mong ngóng. Không thể biết chính xác mốc thời gian nào bé sẽ biết đi. Có rất nhiều tác động tới sự phát triển về thể chất của bé. Cha mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ tập đi sớm với suy nghĩ rằng: “Con của mình phát triển, biết đi hơn những đứa trẻ cùng trang lứa”.

Bé tập đi sớm và những điều ba mẹ nên lưu tâm

 

 

Trẻ tự tập đi sớm có thể ảnh hưởng đến thị lực hay dị tật chân chữ O và chân chữ X,… Dưới 1 tuổi, thị giác chưa hoàn toàn phát triển, nếu tập đi sớm, bé chỉ chăm chú nhìn những thứ ở xa để lững chững bước đi khiến hạn chế tầm nhìn của bé. Đa phần các mẹ thấy con mình biết đi sớm thường xuyên cổ vũ tập đi nhưng lại không biết rằng cơ bắp chân và các nhóm cơ khác ở bàn chân bé lúc này rất mềm do chứa nhiều chất hữu cơ và nước, ít canxi nên chưa phát triển hoàn toàn nên khó làm trụ nâng đỡ trọng lượng cho cơ thể có thể dẫn đến dị tật chân. Tập đi sớm làm tăng tải trọng lên khớp háng của trẻ dẫn đến bệnh xẹp chỏm xương đùi. 

Việc bé tập đi sớm cũng làm xương của trẻ bị xơ hóa sớm, phát triển chậm lại. Không đạt được chiều cao như bình thường. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên lắng nghe điều con mong muốn, không nên gượng ép bé gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

 

Bé tập đi như thế nào là thích hợp

 

 

Ba mẹ cần lưu ý:

– Chọn thời điểm thích hợp để dạy bé đi. Thích hợp ở đây không xác định mốc thời gian cụ thể vì nếu con của bạn chưa muốn tập đi thì không nên ép bé. 

– Luôn tạo điều kiện để trẻ có thể thỏa sức sáng tạo, vận động theo đúng khả năng của mình. Ban đầu, người lớn nên dìu và đỡ trẻ.

– Không giữ tay quá mạnh hay lôi kéo bé vì xương của chúng rất mềm, dễ bị trật khớp, nhất là khớp vai và cổ tay. Cần sử dụng những miếng xốp mềm mại để lót sàn nhà và xung quanh tường nơi bé tập đi tránh khiến bé đập đầu và té ngã.

– Không nên bế trẻ bằng một bên tay vì dễ gây vẹo cột sống. Hạn chế tư thế cúi đầu hay nằm gối cao, dễ gây gù.

 

Một số lưu ý 

Mỗi bé khác nhau sẽ có một cột mốc tập đi riêng. Có 3 điều mà ba mẹ cần hết sức lưu ý:

Cân nặng: Trẻ béo phì, thừa cân thường biết đi chậm hơn vì khó giữ thăng bằng khi đứng thẳng.

Chứng nhiễm trùng tai: Nhiễm trùng tai cũng có khả năng ảnh hưởng đến khả năng giữ cân bằng khiến trẻ chậm biết đi

Có anh/chị: Những bé được tham gia học đi với anh/chị thường nhanh biết đi thành thạo hơn. Bởi vì, bản năng chung ở bé là bắt chước nên khi được hòa nhập cùng anh/chị, bé sẽ hứng thú với việc học đi.

BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng