9 điều đặc biệt chú ý khi nuôi trẻ dưới 1 tuổi
Trẻ sơ sinh không biết nói, mọi nhu cầu của con đều phụ thuộc vào cha mẹ. Vì vậy phụ huynh cần lưu ý 9 điều dưới đây để nuôi con mạnh khỏe.
1. Không hôn miệng trẻ
Trẻ con thường đáng yêu và người lớn rất muốn cưng nựng, thơm hôn chúng. Tuy nhiên, chúng ta có rất nhiều vi khuẩn trên cơ thể còn hệ miễn dịch của trẻ nhỏ lại rất yếu. Vì thế khi người lớn thơm hôn miệng của trẻ, rất có thể vi khuẩn sẽ xâm nhập vào khoang miệng của con. Từ đó khiến trẻ bị mắc bệnh.
Ngoài việc không hôn trẻ, người lớn tuyệt đối không mớm cơm cho con ăn, hoặc ngậm thìa của trẻ. Bởi cũng tương tự như việc thơm hôn chúng, mớm cơm hoặc ngậm thìa sẽ làm vi khuẩn từ miệng của người lớn lây sang cho trẻ nhỏ.
2. Cần phải làm sạch răng miệng của bé
Nhiều người thường nghĩ rằng, chỉ có răng vĩnh viễn mới quan trọng còn không quan tâm đến răng sữa của trẻ. Việc này hoàn toàn sai lầm. Ngay từ khi trẻ sinh ra, cha mẹ nên chăm sóc răng miệng cho con, kể cả khi đó bé chưa mọc răng. Người lớn hàng ngày cần rơ lưỡi cho trẻ. Điều đó giúp con không bị tưa lưỡi và hình thành thói quen vệ sinh răng miệng của bé.
Trong giai đoạn trẻ thay răng sữa (khoảng 4 - 12 tháng tuổi), nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor cho bé, lượng kem đánh răng nên lấy rất ít, dùng bàn chải đánh răng trẻ em có tay cầm rộng và lông mềm. Cần làm sạch răng, miệng, lưỡi để giảm nguy cơ sâu răng cho bé.
3. Đừng vội ngăn cản việc bé gặm mút tay
Khi con đang gặm mút tay đó là bé đang học cảm nhận thế giới bên ngoài. Mút tay là một bản năng bẩm sinh của trẻ sơ sinh. Điều đó giúp con rèn luyện khả năng phối hợp tay mắt mà còn tăng tốc độ phân biệt chức năng của các ngón tay và thúc đẩy sự phát triển của các cử động tinh tế sau này (như ném đồ vật, viết...). Sự kích thích khi mút, gặm tay là điểm khởi đầu để bé thiết lập kết nối với thế giới bên ngoài.
Việc của người lớn là thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ, trong đó có việc cắt móng, rửa sạch đôi tay... để con không bị thương hoặc bị vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể.
4. Đừng kê gối quá cao khi bé ngủ
Trẻ mới sinh ra, cột sống thẳng. Khi con nằm thẳng thì đốt sống cổ và cột sống nằm trên cùng một mặt phẳng nên không cần kê gối. Nếu kê cao gối cho trẻ sẽ không chỉ gây khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ ngạt thở cho bé.
5. Không ăn dặm quá sớm
Nhiều người nghĩ rằng, cho trẻ ăn dặm càng sớm thì con càng cứng cáp. Vì thế có những gia đình cho trẻ ăn dặm ngay từ khi con mới được 3-4 tháng tuổi. Tuy nhiên các chuyên gia đã chỉ ra rằng, hệ tiêu hóa của trẻ trước 4 tháng vẫn còn non nớt. Bổ sung thức ăn quá sớm không chỉ gây khó tiêu mà còn làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn. Không những thế bé có thể bị đau dạ dày, hóc hoặc nôn trớ...
6. Trẻ dưới 1 tuổi không uống mật ong
Mật ong rất dễ bị nhiễm botulinum, hệ tiêu hóa của người lớn có thể dễ dàng xử lý được, nhưng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, khả năng giải độc của gan kém, bé có thể bị ngộ độc, nặng có thể tử vong.
Vì lý do an toàn, không nên cho trẻ sơ sinh dưới một tuổi ăn thức ăn có mật ong dưới 1 tuổi.
7. Đồ ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi không bỏ muối
Khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không nên cho muối, bởi thực tế trong một số thực phẩm hằng ngày như sữa, trứng, thịt gà, rau tươi,... đều đã cung cấp đủ natri cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi. Việc cho muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ với thận của bé, do chức năng thận của trẻ ở độ tuổi này rất non nớt. Việc nêm nếm quá nhiều muối có thể tạo thói quen ăn nhiều muối cho trẻ khi lớn lên, ảnh hưởng đến chức năng thận và gây nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ ăn nhiều muối ở thời gian này dễ làm tổn thương não bộ.
8. Không rung lắc trẻ
Nhiều cha mẹ có thói quen rung lắc khi ru con ngủ vì nghĩ rằng như thế bé sẽ dễ vào giấc ngủ hơn. Thực tế lại không như vậy. Việc trẻ bị rung lắc mạnh dễ dẫn đến hội chứng trẻ bị run, não bộ của con dễ bị tổn thương.
Vì thế khi ru bé ngủ cha mẹ cần đu đưa nhẹ nhàng, hoặc tốt nhất nên rèn cho bé nằm trên 1 mặt phẳng yên tĩnh.
9. Không cho con xem các thiết bị điện tử
Khi con xem TV, điện thoại quá sớm, trẻ dễ bị ảnh hưởng thị giác. Ngoài ra sự tương tác của bé với gia đình cũng bị ảnh hưởng. Điều đó không tốt cho sự phát triển của ngôn ngữ và cảm xúc của trẻ.
Vì thế Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo không nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 18 tháng tuổi xem các sản phẩm điện tử. Đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi nên kiểm soát thời gian sử dụng các thiết bị này, tổng thời gian sử dụng trong ngày chỉ khoảng 1 tiếng.
BABY MOM WORLD - THẾ GIỚI CỦA MẸ VÀ BÉ
- Địa chỉ: 102/37/13 Bình Long, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP HCM
- Hotline: 089.8877.688
- Email: babymomworldvn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/tasuamevabevn
Xem thêm